Quan chức Mỹ cho rằng lănh đạo Triều Tiên có "bước đi hữu ích" khi gửi thư xin lỗi vụ bắn chết quan chức ngư nghiệp Hàn Quốc.
"Chúng tôi biết được rằng Triều Tiên đă chuyển lời giải thích và xin lỗi tới Hàn Quốc. Đây là một bước đi hữu ích", phát ngôn viên giấu tên của Bộ Ngoại giao Mỹ ngày 25/9 nói.
Người phát ngôn Bộ Ngoại giao Mỹ cũng tái khẳng định Washington ủng hộ hành động của Hàn Quốc khi lên án và yêu cầu giải thích đầy đủ về vụ quan chức ngư nghiệp bị binh sĩ Triều Tiên bắn chết hôm 22/9.
Lănh đạo Triều Tiên Kim Jong-un tại Vladivostok, Nga tháng 4/2019. Ảnh: Reuters.
"Chúng tôi xin gửi lời chia buồn sâu sắc nhất tới gia đ́nh và bạn bè của quan chức Hàn Quốc thiệt mạng", người phát ngôn Bộ Ngoại giao Mỹ nói.
Động thái của Mỹ được đưa ra ngay sau khi Chủ tịch Triều Tiên Kim Jong-un gửi thư xin lỗi Tổng thống và người dân Hàn Quốc về vụ nổ súng. Trong thư, ông Kim cho rằng vụ nổ súng gần hải giới liên Triều đáng lẽ không nên xảy ra và "rất lấy làm tiếc" khi khiến Tổng thống Moon Jae-in và người dân Hàn Quốc thất vọng.
Đây là lần hiếm hoi lănh đạo tối cao Triều Tiên xin lỗi về sự cố xảy ra liên quan tới Hàn Quốc.
B́nh Nhưỡng cũng thông báo kết quả điều tra sự việc cho Seoul, theo đó binh sĩ nước này trên xuồng tuần tra đă bắn hơn 10 phát đạn vào người đàn ông Hàn Quốc "xâm phạm vùng biển Triều Tiên" sau khi người này "không cho biết danh tính và t́m cách bỏ trốn". Triều Tiên khẳng định các binh sĩ sau đó chỉ đốt những vật liệu trôi nổi gần người đàn ông, không thiêu xác người này.
Bộ Quốc pḥng Hàn Quốc hôm 24/9 nói rằng quan chức 47 tuổi thuộc Bộ Đại dương và Nghề cá mất tích khỏi tàu trưa 21/9 khi đang làm nhiệm vụ kiểm tra ngoài khơi đảo Yeonpyeong. Quân đội Hàn Quốc cho hay binh sĩ Triều Tiên phát hiện người này trong vùng biển của họ hôm 22/9 và bắn chết, sau đó "hỏa thiêu" thi thể. Tổng thống Moon nói đây là sự việc "gây sốc" và "không thể tha thứ v́ bất kỳ lư do nào".
Giới chuyên gia Mỹ xem lời xin lỗi của Triều Tiên là động thái bất ngờ nhưng hữu ích để cải thiện mối quan hệ của B́nh Nhưỡng với Seoul và nhiều quốc gia khác.
"Lời xin lỗi của Triều Tiên là điều hiếm khi xảy ra", Bruce Kingner, nhà nghiên cứu cấp cao tại Quỹ Di sản có trụ sở ở Washington, nói. "Dù c̣n nhiều điều phải xem xét về việc liệu lời xin lỗi có thể cải thiện mối quan hệ liên Triều hay không, các động thái tích cực hơn của B́nh Nhưỡng là điều cần thiết".
Harry Kazianis, giám đốc cấp cao về nghiên cứu liên Triều tại Viện Lợi ích Quốc gia ở Washington, lưu ư rằng lời xin lỗi của Chủ tịch Kim có thể cho thấy khía cạnh "nhân văn" của ông, cũng như là dấu hiệu cho sự nhượng bộ có thể xảy ra trong các cuộc đàm phán phi hạt nhân hóa.
"Tôi nghĩ rằng ông Kim đă cho người Hàn Quốc thấy được phần nhân văn và mềm yếu hơn của ḿnh", Kazianis nói. Tuy nhiên, chuyên gia này cũng lưu ư lời xin lỗi của lănh đạo Triều Tiên có thể chỉ xuất phát từ mục đích không muốn quốc gia của ông bị cô lập thêm.
"Triều Tiên và đặc biệt Chủ tịch Kim Jong-un đang phải chịu áp lực và căng thẳng rất lớn. B́nh Nhưỡng không chỉ phải đối phó với các đ̣n trừng phạt kinh tế, mà c̣n phải đương đầu với thiệt hại do băo lũ gây ra, thiếu hụt lương thực và Covid-19. Chính quyền của ông Kim, ít nhất là hiện tại, chắc chắn không muốn rước thêm rắc rối hoặc áp lực nào, hoặc mất đi mối quan hệ ḥa b́nh với Tổng thống Moon", Kazianis nhận định.