09/21/20
Chín tháng trước cuộc bầu cử Tổng thống năm 2016, khi Tổng thống Obama để cử Thẩm phán Merrick Garland bổ sung thay thế Thẩm phán Antonin Scalia đă qua đời vào tháng 2 năm 2016, Mitch Mcconnell - Người đứng đầu phe Đa số ở Thượng viện (The Senate Majority Leader) đă nói rằng: “Công dân Hoa Kỳ nên có tiếng nói trong việc lựa chọn Thẩm phán Tối cao Pháp viện tiếp theo của họ.
Do đó, vị trí đang khuyết này không nên được bổ nhiệm cho đến khi chúng ta có Tổng Thống mới”.
Khi đó, McConnell đă lập luận rằng: “Tổng thống Obama có mọi quyền đề cử ai đó trên đường ra khỏi cửa của ông ấy.” (Ư nói Obama đang chuẩn bị hết hai nhiệm kỳ), đồng thời cũng đă nói rằng: "Thượng viện có mọi quyền để giữ lại sự chấp thuận (quyền bỏ phiếu thông qua) của ḿnh."
Bây giờ Thẩm phán Ruth Bader Ginsburg mất khi c̣n hơn 45 ngày nữa là đến cuộc bầu cử Tổng thống năm 2020, cũng chính Mitch Mcconnell - Người đứng đầu phe Đa số ở Thượng viện (The Senate Majority Leader), thay v́ nhớ lại những ǵ ḿnh đă nói khi ngăn cản Tổng thống Obama năm 2016, th́ ông ta ngay lập tức lại nói rằng: “Người dân Mỹ đă bầu lại đa số chúng tôi (Senators) vào năm 2016 và gia tăng thêm vào năm 2018 v́ chúng tôi cam kết hợp tác cùng với Tổng thống Trump và ủng hộ chương tŕnh nghị sự của ông ấy, đặc biệt là các bổ nhiệm tuyệt vời của ông ấy vào các vị trí khiếm khuyết của cơ quan Tư pháp liên bang.
Một lần nữa, chúng tôi sẽ giữ lời hứa của ḿnh. Người được Tổng thống Trump đề cử sẽ nhận được một cuộc bỏ phiếu trong phiên họp chính thức của toàn thể Thượng viện Hoa Kỳ”.
Không có điều ǵ trong Hiến pháp ngăn cản việc Thượng viện bỏ phiếu đồng thuận người được đề cử thay thế vị trí c̣n trống của Tối cao Pháp viện, bất kể thời điểm bổ nhiệm có gần đến cuộc bầu cử như thế nào. Việc ngăn cản Tổng thống Obama bổ nhiệm người vào năm 2016 là một hành động bất thường. Mitch Mcconnell hiển nhiên đă tận dụng lợi thế để tạo quyền lực cho đảng phái của ḿnh, bỏ qua sự khách quan và tính công bằng của luật pháp.
Để bao biện cho lời nói bất nhất của ḿnh trong cùng một ngữ cảnh, Mitch Mcconnell đă cho rằng: Lần này bổ nhiệm năm 2020 này khác v́ Thượng viện và chức vụ Tổng thống được nắm giữ bởi cùng một đảng, điều này không giống với trường hợp cần bổ nhiệm vào năm cuối cùng trong nhiệm kỳ của Tổng thống Obama, Thượng viện và chức vụ Tổng thống thuộc hai đảng khác nhau.
Ông ta c̣n nguỵ biện trong tuyên bố vào hôm thứ Sáu vừa qua rằng: “Kể từ những năm 1880, không có Thượng viện nào bỏ phiếu chấp thuận ứng cử viên Tối cao Pháp viện của Tổng thống thuộc đảng đối lập ngay trong năm bầu cử Tổng thống”.
Nhưng thực tế, không phải như Mitch Mcconnell nói, từ 1880 đến nay việc bổ nhiệm Thẩm phán Tối cao Pháp viện ít xảy ra vào các năm bầu cử Tổng thống là do các Thẩm phán Tối cao Pháp viện thường phụng sự cả đời cho đến khi họ về hưu hoặc mất. Do đó rất hiếm có các cuộc đề cử Thẩm phán Tối cao Pháp viện ngay trong năm bầu cử, v́ trong các năm bầu cử Tổng thống, các Thẩm phán vẫn c̣n đủ sức khoẻ để tiếp tục làm việc, không liên quan ǵ đến đảng phái.
Có rất nhiều điều cần phải xem xét. Rơ ràng McConnell đang tận dụng mọi lợi thế để đẩy Tối cao Pháp viện theo hướng bảo thủ hơn trong nhiều thế hệ sau này. Và đó sẽ là một dấu ấn đáng chú ư trong sự nghiệp chính trị của McConnell mà ông ta dường như không muốn từ bỏ. Bất kể việc làm này sẽ gây bất lợi cho ông ta hay đa số thành viên Thượng viện ở kỳ bầu cử sắp tới. Ông ta cũng bất chấp việc này gây rủi ro cho nền dân chủ của nước Mỹ và dân Mỹ trong lâu dài.
Việc muốn biến Tối cao Pháp viện do đảng Cộng Hoà chiếm đại đa số, tỷ lệ 6-3. Đồng thời với hy vọng chiếm đại đa số ở Thượng viện, Hạ viện, thậm chí Tổng thống cũng thuộc đảng Cộng Hoà, là mở đường để nước Mỹ tiến tới độc đảng, độc tài, đi ngược lại đường lối mà những nhà sáng lập, kiến tạo Hiến pháp Mỹ đă dày công xây dựng suốt mấy trăm năm nay.
Hơn lúc nào hết nền tảng Hiến pháp của nước Mỹ gồm ba nguyên tắc chính là: phân chia quyền lực, kiểm tra và cân bằng, và lưỡng viện, đang bị lung lay như cây con trước giông băo. Không có bất kỳ ai, kể cả Tổng thống, có thể đứng trên pháp luật. Vậy người đứng đầu phe Đa số trong Thượng viện th́ sao? Không những đứng trên mà c̣n đứng cao hơn cả Luật pháp?
Đời người có “Sinh, Lăo, Bệnh, Tử”, quốc gia có “Thành, Trụ, Hoại, Diệt”, người dân Mỹ sẽ có câu trả lời cho những câu hỏi này và cho vận mệnh nước Mỹ ngay trong kỳ bầu cử đang tới gần. Kết quả đôi khi cũng chỉ là “It is what it is” (Việc thời thế, thế thời phải thế).
Bất kể tương lai của nước Mỹ sẽ là “Thành”, “Trụ”, “Hoại”, hay “Diệt”, chuyện của chúng ta ngày hôm nay là cất lên tiếng nói từ chính lương tri của ḿnh, lương tri của một công dân không chơi ván bài chính trị.
Ngọc Minh