Nhiều người dân quần đảo Solomon công khai bày tỏ phẫn nộ về chuyến bay hồi hương từ Trung Quốc trở về quần đảo Solomon khiến quốc gia này có nguy cơ ch́m vào bất ổn, do trongchuyến bay của hăng Solomon Airlines này có số 104 hành, mà chỉ có 21 người là công dân quốc đảo Solomon, c̣n lại đều là người Trung Quốc.
Solomon là một quốc đảo nằm ở châu Đại Dương, dân số vào khoảng 642.000 người. Cho đến nay, quần đảo Solomon là một trong số những quốc gia hiếm hoi chưa ghi nhận bất kỳ trường hợp dương tính với virus corona nào.
Ngày 3/9, một chuyến bay cất cánh từ thành phố Quảng Châu, Trung Quốc có lộ tŕnh hướng về thủ đô Honiara của quần đảo Solomon với mục đích đưa người dân nước này hồi hương an toàn.
Tuy nhiên, theo số liệu từ Radio New Zealand, trong số 104 hành khách trên chuyến bay của hăng Solomon Airlines, chỉ có 21 người là công dân quốc đảo Solomon, c̣n lại đều là người Trung Quốc.
Quần đảo Solomon những ngày này đang dậy sóng v́ chuyến bay chở đầy người Trung Quốc nhập cảnh. Ảnh: Getty.
Mối lo bùng phát dịch
Vài ngày trước khi máy bay hạ cánh ở Honiara, nhiều chính trị gia bản địa và tổ chức phi chính phủ đă kêu gọi Thủ tướng Manasseh Sogavare hủy bỏ chuyến bay nói trên.
Trong vài tháng qua, số trường hợp mắc Covid-19 mới ở quốc gia đông dân nhất thế giới nằm ở mức thấp, chỉ vài ca được báo cáo mỗi ngày. Nhưng đối với nhiều người, việc cho phép hơn 80 người Trung Quốc nhập cảnh vào quần đảo Solomon đem lại rủi ro quá lớn.
Biên giới của quốc đảo thuộc châu Đại Dương gần như bị phong tỏa hoàn toàn trong nhiều tháng liền. Người dân nước này lo ngại chuyến bay chở một lượng lớn công dân đến từ ổ dịch của thế giới sẽ làm bùng phát làn sóng lây nhiễm virus corona, đe dọa hệ thống y tế vốn kém phát triển của Solomon.
Tuy nhiên, chính phủ của quốc đảo gần 700.000 dân đă không hủy bỏ chuyến bay nói trên.
Nhiều người lo ngại chuyến bay chở đầy người Trung Quốc đáp ở thủ đô Honiara sẽ làm bùng phát đại dịch ở quốc đảo Solomon. Ảnh: AFP.
Ông Daniel Suidani, Tỉnh trưởng tỉnh Malaita, cho rằng giới chức Solomon đang đặt mối quan hệ với Bắc Kinh lên trên sự an toàn của người dân.
Hai ngày trước khi chuyến bay hạ cánh ở Honiara, ông Suidani tuyên bố tổ chức trưng cầu dân ư để tách Malaita, tỉnh đông dân nhất trên cả nước, ra khỏi quần đảo Solomon.
“Đă đến lúc người dân Malaita cân nhắc xem liệu họ c̣n muốn là một phần của Solomon hay không”, ông Suidani nói.
Tỉnh trưởng Suidani tuyên bố đă đến lúc người dân tỉnh Malaita quyết định xem họ có c̣n muốn là một phần của Solomon hay không. Ảnh: Flickr.
Khi được CNN đặt vấn đề về cáo buộc giới chức lănh đạo không c̣n quan tâm đến lợi ích người dân nữa, chính quyền trung ương của quần đảo Solomon từ chối b́nh luận.
Trái ngược với sự hoan nghênh mà Thủ tướng Sogavare dành cho những lợi ích kinh tế mà Trung Quốc hứa hẹn, nhiều người lo ngại rằng quốc gia tỷ dân là một nền kinh tế quá lớn nên sự hợp tác b́nh đẳng giữa hai nước là không khả thi.
Chính quyền Solomon được cho là đang cân nhắc về đề nghị cho Trung Quốc thuê toàn bộ quần đảo và thỏa thuận bán quốc tịch để đổi lấy các khoản đầu tư.
Bộ Ngoại giao Trung Quốc tuyên bố việc thiết lập quan hệ ngoại giao giữa nước này và quần đảo Solomon là hoàn toàn “cởi mở và công bằng”.
Quyền lực mềm của Trung Quốc
Nhiều khu đất lưu lại dấu tích của trận chiến Guadalcanal nổi tiếng ở thủ đô Honiara giờ đây được dành cho dự án xây dựng một sân vận động mới do Trung Quốc cấp vốn. Dự án này đang dần trở thành biểu tượng cho một “trận chiến” mới - không bom đạn, trực thăng hay thuốc súng.
Sau khi giành quyền đăng cai Thế vận hội Thái B́nh Dương 2023, quần đảo Solomon cần xây dựng cơ sở hạ tầng để tổ chức các sự kiện thể thao mang tầm cỡ khu vực. Tháng 7/2019, đảo Đài Loan, đồng minh hơn 30 năm của Solomon, đă đồng ư hỗ trợ một khoản vay cho đảo quốc này.
Thế nhưng, chỉ vài tháng sau, chính quyền Solomon từ bỏ quan hệ ngoại giao với đảo Đài Loan để bắt tay với Trung Quốc.
Quyết định của chính quyền Solomon cũng không quá khó hiểu. Hàng hóa Trung Quốc chiếm 67% kim ngạch xuất khẩu 869 triệu USD của Solomon, trong khi chỉ 3% trong số đó đến từ Đài Loan.
“Thành thật mà nói, xét trên khía cạnh kinh tế, Đài Loan không đóng vai tṛ quan trọng đối với chúng tôi”, Thủ tướng Sogavare nói trong một buổi phỏng vấn với hăng tin ABC.
Thủ tướng Sogavare thẳng thắn chia sẻ về lư do chọn Trung Quốc làm đối tác ngoại giao. Ảnh: CNA.
Sau động thái thay đổi đối tác ngoại giao một cách đột ngột, Solomon mất đi nguồn vay để đầu tư cơ sở hạ tầng cho đại hội thể thao sắp tới, tương lai của dự án xây dựng sân vận động nói trên cũng v́ thế mà bỏ ngỏ.
Tuy nhiên, chỉ sau một tháng thiết lập quan hệ ngoại giao với Trung Quốc, Solomon nhận được cam kết về khoản đầu tư trị giá 54 triệu USD từ phía Bắc Kinh để xây dựng sân vận động. Đây thậm chí không phải một khoản vay, mà là một món quà.
Báo cáo từ truyền thông địa phương cho thấy dự án không có nhiều tiến triển trong vài tháng qua do Solomon đóng cửa biên giới từ tháng 3, chỉ có khoảng 800 công dân và một số lao động quan trọng người nước ngoài được phép nhập cảnh.
Do đó, khi chính quyền Solomon cho phép chuyến bay chở đầy công nhân Trung Quốc đáp xuống thủ đô Honiara, nhiều người tin rằng chính phủ đang ưu tiên việc xây dựng sân vận động hơn là đảm bảo an toàn cho người dân. Được biết, ông Li Ming cũng có mặt trên chuyến bay để đến Solomon nhậm chức đại sứ Trung Quốc đầu tiên tại đảo quốc này.
Dù giới chức Solomon tuyên bố rằng tất cả hành khách trên chuyến bay từ Quảng Châu đều âm tính với virus corona, nhiều nguời dân vẫn bất ngờ và không đồng t́nh với quyết định cho phép lượng lớn người Trung Quốc nhập cảnh trong khi nước này đang duy tŕ chính sách đóng cửa biên giới.
Phó giáo sư Joseph Foukona tại Đại học Hawaii nhận định hôm 3/9: “Sự xâm nhập của đại dịch (vào Solomon) sẽ là một thảm họa)”.