Tổng Lănh sự Trung Quốc tại TP Sydney - Úc có tên trong cuộc điều tra về một âm mưu xâm nhập Công Đảng tại bang New South Wales.
Sau những tiết lộ mới nhất về cáo buộc Trung Quốc t́m cách "xâm nhập" chính trường Úc, quan hệ giữa Bắc Kinh và Canberra tiếp tục lao dốc.
Phát ngôn viên Bộ Ngoại giao Trung Quốc Uông Văn Bân hôm 16-9 gọi cáo buộc trên là "hành động bôi nhọ và vu khống ác ư". Ông này khẳng định Bắc Kinh theo đuổi chính sách đối ngoại độc lập và ḥa b́nh, chưa bao giờ can thiệp hoặc xâm nhập chính trường nước khác.
Phản ứng mạnh trên được đưa ra sau khi truyền thông Úc hôm 15-9 cho hay cảnh sát nước này đă tiếp cận email và tin nhắn của các nhà ngoại giao Trung Quốc khi điều tra về cáo buộc can thiệp chính trị từ bên ngoài.
Theo đài ABC, ông Tôn Diễm Đào, Tổng Lănh sự Trung Quốc tại TP Sydney, có tên trong cuộc điều tra của Cảnh sát Liên bang Úc (AFP) về một âm mưu xâm nhập Công Đảng tại bang New South Wales (NSW).
Mục tiêu chính của cuộc điều tra là ông John Zhisen Zhang (Trương Trí Sâm) - một người Úc gốc Hoa làm cố vấn chính sách cấp cao cho nghị sĩ Công Đảng Shaoquett Moselmane ở NSW từ năm 2018.
Là lănh đạo một số nhóm thân Bắc Kinh có ảnh hưởng nhất nước Úc, ông Zhang không hề che giấu mối quan hệ thân cận với Đại sứ quán Trung Quốc ở Canberra và Tổng Lănh sự quán Trung Quốc tại Sydney. Ông này cũng khoe với truyền thông Úc về quan hệ với giới tinh hoa chính trị đại lục.
AFP và Tổ chức T́nh báo an ninh Úc (ASIO) nghi ngờ ông Zhang thuộc một nhóm người nước ngoài từng khuyến khích và tiếp tay cho ông Moselmane trong việc thúc đẩy lợi ích của Bắc Kinh bên trong Công Đảng NSW.
Ông Zhang và những người đồng lơa bị nghi phạm luật can thiệp nước ngoài khi tán gẫu với ông Moselmane trong một nhóm "kín" trên mạng xă hội. Họ cũng bị nghi che giấu chuyện cộng tác với các cơ quan gián điệp hàng đầu Trung Quốc. Nếu bị kết tội can thiệp chính trị, ông Zhang có thể lănh án đến 15 năm tù.
Đối mặt cuộc điều tra trên, ông Zhang cáo buộc nhà chức trách Úc phạm luật trong nước và quốc tế bằng cách giám sát các cuộc trao đổi, giao tiếp giữa ông với các nhà ngoại giao Trung Quốc và người nhà của họ ở Úc.
Phàn nàn này được đưa ra sau khi Lực lượng Biên pḥng Úc (ABF) khám xét máy tính của ông Zhang tại sân bay quốc tế Sydney hồi tháng 1-2020. Sau đó, lực lượng hỗn hợp của AFP và ASIO đă lục soát nhà ở và văn pḥng của hai ông Zhang, Moselmane cùng trụ sở nghị viện NSW vào tháng 6.
Riêng ông Tôn Diễm Đào có tên trong danh sách ít nhất 7 người khác có quen biết với ông Zhang. Trong danh sách này c̣n có 3 phóng viên làm việc cho truyền thông nhà nước Trung Quốc. Sau khi bị ASIO thẩm vấn, 4 phóng viên Trung Quốc đă rời Úc hồi tháng 6. Ngoài ra, Canberra c̣n cấm 2 học giả Trung Quốc nhập cảnh sau cuộc khám xét trụ sở nghị viện NSW.
Giới chức Úc cho đài ABC biết họ nghi rằng động thái "trấn áp" gần đây của Bắc Kinh nhằm vào phóng viên Úc ở Trung Quốc là một hành động trả đũa. Vào tuần rồi, 2 phóng viên của đài ABC và tờ Australian Financial Review đă nhanh chóng được đưa khỏi Trung Quốc theo sau một cuộc đối đầu ngoại giao hiếm thấy giữa hai bên. Tháng trước, phát ngôn viên Bộ Ngoại giao Trung Quốc nói quốc gia này bắt phóng viên Úc gốc Hoa Cheng Lei ở Bắc Kinh v́ nghi ngờ "đe dọa an ninh quốc gia".
Cuộc điều tra chung giữa AFP và ASIO là một trong những phép thử đầu tiên của luật can thiệp nước ngoài kể từ khi nó được thông qua vào năm 2018. Trước mắt, Bộ trưởng Thương mại Úc Simon Birmingham giảm nhẹ tác động của vụ việc khi khẳng định cuộc điều tra không tập trung vào việc truy tố quan chức Trung Quốc. Dù vậy, nỗi lo hiện nay là Bắc Kinh có thể mạnh tay hơn nữa nhằm vào công dân và lợi ích của Úc nếu AFP tiến hành bất kỳ vụ bắt giữ nào.
VietBF @ Sưu tầm