Nhằm chứng minh khả năng chiếm ưu thế ở vùng biên giới tranh chấp với Ấn Độ, quân đội Trung Quốc đă cho thử nghiệm hàng loạt thiết bị quân sự mới.
Trung Quốc đă cho triển khai hàng loat vũ khí tối tân chuyên phục vụ cuộc chiến tại những khu vực có độ cao lớn cũng như thử nghiệm những thiết bị này ở vùng biên giới đang xảy ra tranh chấp với Ấn Độ.
Theo truyền thông Trung Quốc, quân đội Trung Quốc đă cho thử nghiệm hàng loạt vũ khí mới như dàn phóng rocket bộ binh mới với năng lực chống tăng và chống boong-ke.
Cụ thể, đài truyền h́nh trung ương Trung Quốc (CCTV) cho hay, dàn phóng rocket này được thử nghiệm ở khu vực có “độ cao trung b́nh hơn 4.000 m” trong một cuộc tập trận bắn đạn thật của một đơn vị thuộc Cụm Tập đoàn quân số 77 trực thuộc Chiến khu Tây Bộ của quân đội Trung Quốc.
C̣n theo trang web Eastday.com tại Thượng Hải, dàn rocket này là bệ phóng tên lửa Type-11 93 mm, có trọng lượng nhẹ hơn và có thể bắn nhiều loại đạn khác nhau.
"Bệ phóng tên lửa bộ binh Type-11 93 mm có cỡ ṇng lớn hơn so với bệ phóng 80 mm. Với tầm bắn tối đa 850 m và sử dụng đạn đa dạng, bệ phóng có thể tạo ra hỏa lực dự pḥng quan trọng và linh hoạt cho các đơn vị bộ binh hạng nhẹ", Eastday.com nhận định.
Tài khoản mạng xă hội chính thức của Bộ Chỉ huy Quân khu Tây Tạng hôm 9/9 cũng ra thông báo về việc xây dựng các băi đỗ trực thăng tại bệnh viện đa khoa ở thủ phủ Lhasa của Tây Tạng. Những băi đỗ này đă sẵn sàng vận chuyển binh sĩ bị thương ở vùng biên giới.
Bộ Chỉ huy Quân khu Tây Tạng nhấn mạnh thêm, vận chuyển binh sĩ bị thương bằng máy bay trực thăng sẽ giúp cắt giảm thời gian từ chiến tuyến tới bệnh viện.
Trong khi trước đây, xe cứu thương thường mất ít nhất 6 giờ để đi từ thành phố Shigatse, khu vực gần nhất với biên giới Trung Quốc, để đến thủ phủ Lhasa.
CCTV c̣n hé lộ một loạt thiết bị quân sự mới cũng được thử nghiệm trong môi trường khắc nghiệt như phương tiện địa h́nh dùng bánh xích để vận chuyển binh sĩ bị thương, máy bay không người lái (UAV), robot, máy bay vận tải giúp cung cấp khẩu phần ăn, đạn dược và nhiên liệu cho tiền tuyến.
Ngoài ra, một đơn vị hậu cần cũng đă thực hành điều động loạt UAV để cung cấp những bữa ăn nóng cho binh sĩ tham gia đợt tập trận.
Trên thực tế, ngoài các binh sĩ hoạt động ở Tây Tạng, các đơn vị của quân đội Trung Quốc đóng quân ở khu tự trị Tân Cương và hai tỉnh Vân Nam và Tứ Xuyên cũng có thể được triển khai tới vùng biên giới tranh chấp với Ấn Độ. Tuy nhiên, các lực lượng của Trung Quốc sẽ phải vượt qua quăng đường hàng ngàn kilomet mới tới được chiến tuyến.
Do đó, theo giới quan sát, những thách thức như quăng đường di chuyển xa và điều động thiết bị hăng nặng chỉ có thể được giải quyết khi áp dụng công nghệ quân sự thế hệ mới.
“Nhiều thiết bị chiến đấu trên độ cao lớn của Trung Quốc được phát triển trong nước và đă được thử nghiệm ở vùng Tây Tạng. Nhưng thiết bị của quân đội Ấn Độ lại chủ yếu mua từ Mỹ và chưa từng được thử nghiệm trên những khu vực có độ cao trên 5.000 m”, nhà phân tích quân sự ở Hong Kong, ông Song Zhongping nói.
Hồi tuần trước, CCTV cũng đă cho công bố đoạn video về cuộc tập trận bắn đạn thật của Quân khu Tây Tạng trên độ cao 4.600 m so với mức nước biển.
Một chỉ huy của quân đội Trung Quốc cho hay, chương tŕnh huấn luyện bao gồm nội dung tấn công địch, trinh sát bằng vệ tinh nhằm nâng cao năng lực chiến đấu cho các binh sĩ trên vùng cao nguyên.
Trung Quốc thả 5 công dân Ấn Độ
Quân đội Ấn Độ xác nhận, 5 công dân nước này bị chính quyền Trung Quốc bắt giữ trước đó tại khu vực biên giới Tây Tạng đă được thả tự do vào ngày 12/9.
“Các cá nhân sẽ được đưa đi cách ly 14 ngày theo quy định pḥng chống dịch Covid-19 và sau đó sẽ trở về với gia đ́nh”, Trung tá Lieutenant Colonel, phát ngôn viên của quân đội Ấn Độ cho hay.
Theo ông Pande, 5 thanh niên đă “không may bị lạc đường” khi vượt qua khu vực Đường kiểm soát thực tế (LAC) trong khi đang đi săn. Cũng theo ông Pande, hai trường hợp tương tự từng xảy ra trong năm nay ở bang Arunachal Pradesh giáp biên giới với Trung Quốc.
Thời gian qua, Trung - Ấn nhiều lần cáo buộc binh sĩ hai bên trái phép vượt qua LAC khiến t́nh h́nh căng thẳng leo thang. LAC nằm giữa khu vực Ladakh do Ấn Độ quản lư và Aksai Chin do Trung Quốc kiểm soát. LAC có chiều dài 4.057 km là khu vực xảy ra tranh chấp giữa Trung - Ấn trong hàng thập niên qua.
Trước đó, tờ Thời báo Hoàn Cầu dẫn lời một nguồn tin cho hay, 5 công dân Ấn Độ được cho bị quân đội Trung Quốc “bắt cóc” hoặc được cho đă bị mất tích ở phía nam Tây Tạng, thực tế là nhân viên t́nh báo của Ấn Độ.
Nguồn tin nhấn mạnh, 5 người này đă giả dạng thành các thợ săn và vượt qua khu vực biên giới Trung - Ấn để tiến vào quận Sơn Nam thuộc Khu tự trị Tây Tạng, trước khi bị bắt giữ. Phía Trung Quốc cũng phủ nhận đă bắt cóc 5 công dân Ấn Độ.
Nguồn tin cho biết thêm, phía Ấn Độ thường điều động lực lượng t́nh báo đi qua biên giới Trung - Ấn làm nhiệm vụ trinh sát và thu thập thông tin. Hành động này được xem là xâm phạm các khu vực nằm dưới sự kiểm soát của Trung Quốc.
Căng thẳng tranh chấp biên giới Trung - Ấn nằm dọc Đường Kiểm soát thực tế (LAC) bùng phát kể từ tháng Sáu, sau vụ đụng độ đẫm máu ở thung lũng Galwan khiến ít nhất 20 quân nhân Ấn Độ tử vong vào ngày 15/6.
Đây được xem là cuộc xung đột biên giới nghiêm trọng nhất kể từ sau vụ tranh chấp kéo dài 70 ngày tại cao nguyên Doklam hồi năm 2017.
Hôm 10/9, Bộ trưởng Ngoại giao Trung Quốc Vương Nghị và người đồng cấp Ấn Độ Subrahmanyam Jaishankar đă lần đầu tiên gặp mặt kể từ sau vụ xung đột đẫm máu vào ngày 15/6.
Trong tuyên bố chung được công bố sau cuộc họp bên lề hội nghị thượng đỉnh Tổ chức Hợp tác Thượng Hải (SCO) diễn ra ở Moscow, hai quan chức cấp cao Trung - Ấn nhấn mạnh căng thẳng “không có lợi cho bất cứ bên nào”.
Hai bên cũng đă đồng thuận nhanh chóng giải tán binh sĩ, duy tŕ khoảng cách thích hợp và giảm thiểu căng thẳng ở khu vực.
VietBF @ Sưu tầm