Ngoại trưởng Pompeo cho biết Mỹ "quan ngại sâu sắc" vụ 12 người Hong Kong bị hải cảnh Trung Quốc bắt khi t́m cách đào tẩu khỏi đặc khu.
12 người đào tẩu khỏi Hong Kong đang bị giam tại tỉnh Quảng Đông, Trung Quốc, bị từ chối tiếp cận luật sư và giới chức địa phương không cung cấp thông tin về sức khỏe hay cáo buộc nhằm vào họ, Ngoại trưởng Mỹ Mike Pompeo cho biết trong thông cáo ngày 11/9.
Mỹ "quan ngại sâu sắc" về vụ bắt 12 người đào tẩu khỏi Hong Kong. "Chúng tôi đặt câu hỏi về cam kết mà Trưởng đặc khu Carrie Lam đă nêu về bảo vệ quyền của cư dân Hong Kong", Pompeo cho biết.
Bắc Kinh và đặc khu hành chính Hong Kong chưa b́nh luận về thông tin này.
[Ngoại trưởng Pompeo trong phiên điều trần trước Ủy ban Đối ngoại Thượng viện Mỹ ngày 30/7. Ảnh: Reuters.
Hải cảnh Trung Quốc ngày 26/8 thông báo lực lượng này điều tàu chặn một xuồng cao tốc tại khu vực ngoài khơi phía đông nam tỉnh Quảng Đông và bắt hơn 10 người. Cảnh sát Hong Kong sau đó thông báo số người bị bắt là 12, ở độ tuổi 16-33, không công bố địa điểm họ định tới hay thời điểm họ được trao lại cho đặc khu.
Truyền thông Hong Kong đưa tin chiếc xuồng đang trên đường tới Đài Loan, ḥn đảo thường cho phép những người đào tẩu cư trú. Một số người trên xuồng cao tốc từng bị bắt v́ tham gia các cuộc biểu t́nh đôi khi bùng phát thành bạo động ở Hong Kong năm ngoái.
Trưởng đặc khu Carrie Lam hồi đầu tuần cho biết nếu 12 người đào tẩu khỏi Hong Kong "bị bắt v́ hành vi phạm luật ở đại lục, họ phải bị xử lư theo luật của đại lục".
Trung Quốc ban hành luật an ninh Hong Kong ngày 30/6, trong đó h́nh sự hóa 4 loại tội phạm an ninh quốc gia gồm ly khai, lật đổ, khủng bố và thông đồng với nước ngoài hoặc các phần tử bên ngoài để gây nguy hiểm cho an ninh. Người Hong Kong vi phạm luật có thể bị kết án chung thân, quyền tố tụng và xét xử các "trường hợp nghiêm trọng" thuộc về chính quyền trung ương.
Chính quyền Hong Kong khẳng định luật an ninh mới không ảnh hưởng đến quyền tự do ngôn luận và hội họp, vốn được đảm bảo khi Anh trao trả vùng lănh thổ này cho Trung Quốc năm 1997. Bắc Kinh nhiều lần khẳng định luật an ninh mới nhằm đảm bảo sự ổn định và phát triển cho đặc khu, đồng thời cảnh báo các quốc gia không can thiệp vấn đề nội bộ.
Tuy nhiên, nhiều quốc gia và tổ chức thế giới đă bày tỏ quan ngại sâu sắc về luật an ninh Hong Kong, cảnh báo nguy cơ suy yếu nguyên tắc "một quốc gia, hai chế độ". Chính phủ Anh và Australia c̣n tuyên bố "mở cửa" tiếp nhận người Hong Kong sau khi luật an ninh có hiệu lực.
Trước khi luật an ninh mới được ban hành, cảnh sát Hong Kong đă bắt hơn 9.000 người tham gia các cuộc biểu t́nh từ tháng 6/2019. Hơn 600 người bị buộc tội bạo loạn với mức án tối đa là 10 năm tù.