Khi chỉ c̣n hơn 50 ngày nữa là đến ngày bầu cử tổng thống Mỹ (3/11), cuộc đua vào vị trí nắm quyền Nhà Trắng trong 4 năm nữa giữa Tổng thống đương nhiệm Trump và ứng viên Dân chủ Biden đang được tăng tốc. Cựu đại sứ Việt Nam tại Mỹ Phạm Quang Vinh giai đoạn 2014-2018 cho rằng có ba nhân tố "chực chờ bùng nổ" trong cuộc bầu cử năm nay.
Thứ nhất là nhóm cử tri chưa lên tiếng. Cựu đại sứ cho biết kết quả các cuộc thăm ḍ dư luận về hai ứng viên từ cuối tháng 5 đến nay không có đột biến nào, Biden duy tŕ đà dẫn trước Trump. Điều đó dường như cho thấy "nhóm chưa lên tiếng vẫn im lặng", chưa bày tỏ ủng hộ đại diện đảng Cộng ḥa hay Dân chủ.
"Con số này sẽ chiếm bao nhiêu trong tổng số cử tri có khả năng đi bỏ phiếu là câu hỏi c̣n bỏ ngỏ. Nó đóng vai tṛ rất lớn trong quyết định ai thắng ai bại trong bầu cử tổng thống Mỹ vào tháng 11", ông Vinh nói.
Cựu đại sứ dẫn lại một số khảo sát cho thấy có khoảng 160/538 phiếu đại cử tri là trung dung. Hiện chưa rơ Trump và Biden sẽ nhắm vào lôi kéo "nhóm chưa lên tiếng" hay t́m cách giữ chân các cử tri trung thành.
Tổng thống Trump phát biểu trước người ủng hộ tại Sân bay Quốc tế MBS ở Freeland, Michigan, ngày 10/9. Ảnh AFP.
Thứ hai là tín hiệu kinh tế Mỹ phục hồi sau thời gian dài ngưng trệ do ảnh hưởng của Covid-19. Ông Vinh cho hay nếu Mỹ có tín hiệu mở cửa, tỷ lệ thất nghiệp tạm thời sẽ được cải thiện đáng kể, nhiều người dân sẽ có thu nhập để trang trải các chi phí cơ bản, như trả góp tiền nhà. Khi đó, Tổng thống đương nhiệm Trump sẽ có "cơ giành chiến thắng" mạnh hơn nhiều so với đối thủ Biden.
Trong khi đó, có nhiều bằng chứng cho thấy người Mỹ đang hứng chịu nhiều tổn thất về kinh tế giữa đại dịch, theo Washington Post. Khoảng 14 triệu người Mỹ vẫn thất nghiệp. Khoảng 40% người thuê nhà trong tháng 8 phải đối mặt nguy cơ bị đuổi v́ không trả được tiền thuê. 29 triệu người đang dựa vào một số loại trợ cấp thất nghiệp. Dự đoán về t́nh h́nh Covid-19 ở Mỹ c̣n u ám. Nhiều chuyên gia cảnh báo số người chết v́ đại dịch ở Mỹ có thể tăng gấp đôi vào cuối năm nay, tức hơn 400.000 người, đồng thời đẩy quốc gia này đứng trước nguy cơ đóng cửa lâu hơn. Mỹ hiện vẫn là vùng dịch lớn nhất thế giới, ghi nhận hơn 6,5 triệu ca nhiễm và hơn 195.000 ca tử vong.
Theo ông Vinh, việc phục hồi kinh tế xă hội của Mỹ phụ thuộc nhiều vào khả năng nước này có được vaccine ngừa Covid-19. Nếu điều này xảy ra trước ngày bầu cử vào 3/11, sẽ có biến chuyển lớn đối với kết quả bầu cử. Dù vậy, Tiến sĩ Anthony Fauci, chuyên gia về bệnh truyền nhiễm hàng đầu nước Mỹ, cho rằng "rất ít khả năng" nước này sẽ có vaccine Covid-19 trước 3/11.
Nhân tố thứ ba là sự cố bất ngờ. Cựu đại sứ Việt Nam cho rằng một cuộc bạo động quy mô lớn liên quan đến chủng tộc, sự cố của cá nhân Trump hoặc Biden sẽ tác động mạnh đến kết quả bầu cử.
Về phía Trump, ông từng phải đối diện với làn sóng biểu t́nh tại khắp các thành phố Mỹ, bắt đầu từ sau cái chết của George Floyd, người đàn ông da màu bị cảnh sát gh́ gối lên gáy ở Minneapolis, bang Minnesota, hồi tháng 5. Các cuộc biểu t́nh chống phân biệt chủng tộc và nạn bạo lực của cảnh sát lan rộng đă đẩy Mỹ vào t́nh trạng chia rẽ sâu sắc. V́ thế, Trump có nguy cơ thất cử nếu có sự cố tương tự gần sát ngày bỏ phiếu. Với Biden, ông có thể mất đi lượng người ủng hộ đáng kể nếu xuất hiện vấn đề cá nhân cho thấy "trái ngược với h́nh ảnh chính trực" lâu nay.
Nêu lên những điểm khác biệt trong bầu cử tổng thống Mỹ 2020, cựu đại sứ Việt Nam cho biết điểm đáng chú ư đầu tiên là có một bộ phận cử tri không hoàn toàn ủng hộ Trump hay Biden. Họ có thể bỏ phiếu cho một ứng viên không phải v́ "thích ứng viên này" mà v́ "ghét ứng viên kia".
Ông Vinh cho rằng cử tri Mỹ đang phân hoá mạnh mẽ, liên quan đến công ăn việc làm, sắc tộc, tuổi tác, khu vực thành thị và nông thôn. Cử tri Mỹ không c̣n duy tŕ mô h́nh truyền thống là "tầng lớp b́nh dân ủng hộ Dân chủ, người giàu đi với Cộng hoà". Trên thực tế, sự phân hoá này có từ năm 2016, khi tỷ lệ lớn người da trắng và không có bằng đại học là nhân tố giúp Trump thắng cử, c̣n ứng viên đảng Dân chủ Hillary Clinton lại giành được ít số phiếu của dân gốc Phi hơn so với những người đi trước, trong đó có Obama.
Ứng viên tổng thống của đảng Dân chủ Biden. Ảnh: Reuters.
Trong bầu cử 2016, người dân Mỹ chán nản với "chính trị ḍng chính", muốn t́m sự khác biệt nên bỏ phiếu cho Trump, tỷ phú chưa từng có kinh nghiệm làm chính trị. Đến bầu cử năm nay, cử tri Mỹ tỏ ra chán nản với đ́nh trệ kinh tế và phong toả do đại dịch, họ có thể trông đợi những chiến lược cụ thể của Biden. Tuy nhiên, sau đại hội của đảng Dân chủ và Cộng Hoà, cả hai đều không tạo được cú hích đáng kể nào cho hai ứng viên. V́ thế cử tri có thể nh́n nhận nỗ lực vận động ở hiện trường và tranh luận trực tiếp của Trump và Biden sắp tới để đưa ra quyết định bỏ phiếu cho ai. Đại diện hai đảng dự kiến có ba cuộc tranh luận trực tiếp vào ngày 29/9, 15/10 và 22/10. Họ không chỉ cọ xát về chính sách mà c̣n bộc lộ tính cách ở các sự kiện này.
Một điểm khác biệt nữa trong bầu cử 2020 là Mỹ bộc lộ sự phân cực chính trị sâu sắc. Trong 4 năm qua, nước Mỹ khó t́m ra điểm chung ở quốc hội, đă khởi động điều tra và luận tội tổng thống đương nhiệm. Do đó, Trump và Biden sẽ nỗ lực thúc đẩy chính sách nghiêng về phía cánh tả hoặc cánh hữu.
Cũng do ảnh hưởng của Covid-19, cách tiếp cận cử tri của hai ứng viên rất khác biệt, không thể gặp trực tiếp, chủ yếu tương tác qua internet. V́ thế, các chiến dịch tranh cử khó có thể tính được số người thực tế đi bỏ phiếu. Bên cạnh đó, quy định bỏ phiếu qua bưu điện cũng có thể làm giảm số cử tri. Khảo sát năm 2016 cho thấy chỉ có 60% người dân Mỹ đi bầu cử.
Cựu đại sứ Vinh đánh giá nếu t́nh h́nh duy tŕ như hiện nay đến ngày bầu cử, ứng viên Biden có thể có nhiều lợi thế hơn Trump, trong khi Tổng thống đương nhiệm có thể lật ngược t́nh thế nếu có đột biến.
"Dù vậy, đến nay không có hăng thực hiện thăm ḍ hay cơ quan truyền thông nào của Mỹ dám kết kết luận ai thắng ai thua", ông Vinh nói, nhắc lại kết quả bất ngờ của bầu cử năm 2016, sau khi hầu hết các dự đoán đều cho rằng bà Clinton chiến thắng.
VietBF@sưu tập