Trinh sát cơ Mỹ giả làm máy bay Malaysia, do thám Trung Quốc. Một máy bay trinh sát Mỹ được cho là đă giả làm máy bay Malaysia để “hoạt động tích cực” ở khu vực nằm giữa đảo Hải Nam và quần đảo Hoàng Sa của Việt Nam hôm 8/9.
Máy bay do thám RC-135 của Mỹ.
Thông tin này được tổ chức Sáng kiến minh bạch chiến lược Biển Đông (SCSPI), thuộc Đại học Bắc Kinh, công bố. Theo SCSPi, một chiếc RC-135W của Mỹ cất cánh từ căn cứ Kadena trên đảo Okinawa, Nhật Bản và hướng xuống Biển Đông.
Nhưng chiếc RC-135W sau đó biến thành một máy bay Malaysia, theo dữ liệu hàng không công khai.
Dưới vỏ bọc máy bay dân sự, chiếc RC-135W đă “hoạt động tích cực” ở khu vực nằm giữa đảo Hải Nam và quần đảo Hoàng Sa của Việt Nam.
Theo SCSPI, vài ngày trước, máy bay trinh sát Mỹ cũng áp dụng chiến thuật tương tự, phát tín hiệu là máy bay dân sự nước ngoài khi tuần tra ở Biển Đông và chuyển về tín hiệu b́nh thường khi ra đến vùng biển Philippines.
Máy bay được nhận dạng bằng một đoạn mă, đăng kư với Tổ chức Hàng không Dân dụng Quốc tế (ICAO). Các máy bay hoạt động trên bầu trời phải liên tục phát tín hiệu để nhận dạng.
Các máy bay quân sự cũng phát tín hiệu để đảm bảo an toàn hàng không dân dụng, tránh va chạm đáng tiếc. Nhưng các máy bay do thám có thể dễ dàng đổi đoạn mă nhận dạng, biến thành máy bay khác trên dữ liệu hàng không công khai.
Năm 2019, một máy bay do thám RC-135W của Mỹ cũng phát tín hiệu giả khi hoạt động gần không phận Venezuela. Theo báo Nga Sputnik, ngày 23.9.2019, máy bay trinh sát RC-135U của Mỹ đă phát tín hiệu là máy bay New Zealand, khi bay gần bán đảo Crimea của Nga.
Báo Nga b́nh luận, việc máy bay quân sự cải trang thành máy bay dân sự luôn tiềm ẩn nguy cơ xảy ra sai sót đáng tiếc. Năm 1983, Liên Xô nhầm một máy bay Boeing 747 của hăng hàng không Korean Air là máy bay do thám Mỹ.
Chiến đấu cơ Liên Xô xuất kích và bắn rơi máy bay này bằng tên lửa đối không, khiến toàn bộ 269 người trên máy bay thiệt mạng.
VietBF@ sưu tầm.