Người Ai Cập đang phẫn nộ v́ nhân chứng vụ hiếp dâm tập thể bị bắt. Theo truyền thông của Ai Cập, lực lượng an ninh nước này đă bắt giữ 6 người, trong đó có 3 phụ nữ là nhân chứng trong vụ án hiếp dâm tập thể gây rúng động nước này vào năm 2014.
Các nhà vận động nữ quyền và một nhà nghiên cứu từ tổ chức Human Rights Watch cho biết 6 người đă bị Cơ quan An ninh Quốc gia Ai Cập (NSA) bắt giữ vào ban đêm tại nhà riêng. Trong số đó, một phụ nữ bị tịch thu ôtô trước nhà. Một phụ nữ khác bị bắt tại nhà nghỉ.
Sau khi liên hệ với những người bị giam giữ, các nhà hoạt động xă hội này cho biết một số phụ nữ bị buộc phải khám âm đạo và nam giới phải kiểm tra hậu môn khi bị giam giữ.
Nhóm nhân chứng bị cáo buộc với tội danh “vi phạm các giá trị gia đ́nh của Ai Cập”, “làm hỏng h́nh ảnh của Ai Cập trong mắt công chúng” và tội “đồi truỵ” - cáo buộc thường được sử dụng nhằm vào người thuộc cộng đồng LGBTQ.
Amr Magdi, nhà nghiên cứu tại tổ chức nhân quyền Human Rights Watch, cho biết: "Đó là khoảnh khắc đáng sợ đối với LGBTQ và cộng đồng nữ quyền".
Người biểu t́nh lên án nạn xâm hại t́nh dục ở Ai Cập năm 2014. Ảnh: AP.
Trước đó, ba phụ nữ trong số này đă làm chứng trong cuộc điều tra về vụ hiếp dâm tập thể vào năm 2014, theo Guardian.
Một người đàn ông trong số này là nhà tổ chức sự kiện nổi tiếng. Ông bị giam giữ v́ liên quan đến bữa tiệc tại khách sạn ở trung tâm Cairo 6 năm trước. Tại đây, một nhóm đàn ông giàu có bị cáo buộc đă quay cảnh họ cưỡng hiếp tập thể một người phụ nữ. Vụ việc này cũng là trọng tâm của cuộc điều tra đang được tiến hành.
Vào tháng 8, công tố viên Ai Cập đă ban hành lệnh bắt giữ 9 người đàn ông với cáo buộc hiếp dâm. Bảy người trong số đó đă bỏ trốn khỏi nước này. Sau khi Ai Cập yêu cầu Interpol can thiệp, ba người trong số đó đă bị bắt ở Lebanon. Hai người khác bị giam ở Ai Cập.
Việc chính quyền Ai Cập bắt giữ nhóm người nói trên từng được ca ngợi là động thái mang tính bước ngoặt, bởi đây là hành động pháp lư hiếm hoi cho nạn nhân bị bạo lực t́nh dục ở quốc gia này.
Tuy nhiên, việc bắt giữ các nhân chứng hôm 7/9 đă khiến hy vọng của người dân trở thành nỗi thất vọng. Nhiều người ủng hộ các nhân chứng đă không dám lên tiếng trên mạng v́ lo sợ bị tấn công hoặc bắt giữ.
“Chúng tôi chuyển từ rất tự hào sang kinh hăi chỉ trong vài giờ. Tôi e rằng sẽ có nhiều vụ bắt bớ vô lư hơn. Có vẻ như họ đang lấy người để dọa chúng tôi trong im lặng. Thông điệp từ chính quyền là: nếu bạn muốn một cuộc cách mạng cho phụ nữ, th́ nó trông như thế này đây", một nhà hoạt động giấu tên nói.
VietBF@ sưu tầm.