Sống ở Hoa Kỳ mấy mươi năm, có bao giờ ta tự hỏi làm sao phân biệt sự khác nhau giữa hai chính đảng Cộng Hoà và Dân Chủ. Có người đă ví hai đảng ấy như nước với lửa, như ánh sáng và bóng tối. Đâu là ánh sáng, thế nào bóng tối. Ranh giới ở đâu và làm sao phân biệt? Chúng ta vẫn sống dửng dưng giữa ánh sáng và bóng tối như ngày và đêm. Mùa bầu cử 2020 năm nay đă cho ta thấy được dấu hiệu của ngày và đêm, của ánh sáng và bóng tối. Hai đảng Cộng Hoà và Dân Chủ quyết ăn thua đủ để chiếm lợi thế trong chính quyền.
Chiếm được lợi thế để đưa quốc gia Hoa Kỳ đi về đâu? Đó là điểm chính yếu của bài viết này.
Chúng ta có thể đă biết cấu trúc của Hiệp Chúng Quốc Hoa Kỳ, thường được viết tắt là Hoa Kỳ, là một Liên Bang Cộng Hoà. Gồm có 50 tiểu bang được tổ chức tương tự như liên bang, có Thống Đốc đứng đầu ngành Hành Pháp, cùng với hai ngành Tư Pháp và Lập Pháp phân quyền rơ rệt. Mỗi tiểu bang cũng có Hiến Pháp riêng.
Chắc ít ai biết điều mà ông McManus đă viết, “Many Americans would be surprised to learn that the word “democracy” does not appear in the Declaration of Independence or the U.S. Constitution. Nor does it appear in any of the constitutions of the 50 states”. Dịch ra tiếng Việt: “Nhiều người Mỹ có thể ngạc nhiên khi biết rằng chữ ‘democracy’ không có trong Tuyên Ngôn Độc Lập hoặc Hiến Pháp Hoa Kỳ kể cả Hiến Pháp của bất cứ tiểu bang nào trong 50 tiểu bang ở Hoa Kỳ”. Ông McManus c̣n nói, các Tổ Phụ khi thành lập Hoa Kỳ đă cố tránh, không cho Hoa Kỳ rơi vào nền dân chủ. John F. McManus (1931-2020), là một nhà sử học về Hoa Kỳ. Các dữ kiện sử dụng trong bài viết này dựa trên các tài liệu của John F. McManus.
Chính các Tổ Phụ Hoa Kỳ khi thành lập Hiệp Chúng Quốc Hoa Kỳ đă nhất tâm thành lập một liên bang Cộng Hoà, đặt căn bản trên bản Hiến Pháp và nền Tự Do, An Ninh cá nhân.
Liên Bang Hoa Kỳ Được Thành Lập Như Thế Nào?
Năm 1783, cuộc chiến giành Độc Lập đă chiến thắng, đẩy lui các lực lượng của Anh Quốc về nước. Một quốc gia Hoa Kỳ được thành lập. Tuy nhiên, hệ thống chính quyền lúc ấy c̣n non yếu, không có khả năng giải quyết tranh chấp giữa các tiểu bang cũng như không có quyền đánh thuế cho các nhu cầu thiết yếu, chẳng hạn như quốc pḥng. Cho nên, vào năm 1787, các đại biểu từ 12 trong 13 tiểu bang đă gặp nhau tại Philadelphia để sửa đổi hệ thống chính phủ và viết nên Hiến Pháp Hoa Kỳ. Theo John F. McManus, Hiến Pháp được viết ra để kiểm soát chính phủ chứ không phải để cai trị người dân. Mỗi tiểu bang đều có các chương tŕnh cạnh tranh lành mạnh để thu hút người dân đến sinh sống, làm ăn và nuôi dưỡng gia đ́nh trên tiểu bang của ḿnh.
Dựa trên Hiến Pháp, James Madison, Alexander Hamilton và John Jay đă viết các bài quảng diễn và tập hợp thành một tập tài liệu gọi là The Federalist Papers. Từ đấy rút ra các yếu tố cần thiết cho việc thành lập chính phủ liên bang. Tất cả 13 tiểu bang đầu tiên đă phê chuẩn Hiến Pháp; rồi mười Tu Chính Án đầu tiên được ra đời, gọi là Đạo Luật Nhân Quyền (Bill of Rights). Chính đạo luật này giới hạn chính phủ liên bang (Bill of Limitations on Government). Dân số Hoa Kỳ tăng theo thời gian, rồi thành lập tiểu bang, sau khi phê chuẩn Hiến Pháp, rồi gia nhập vào liên bang, lên tới 50 tiểu bang như ngày nay. Mỗi tiểu bang có quyền tự trị và chấp nhận các ràng buộc với liên bang, được ghi trong Hiến Pháp liên bang và Hiến Pháp tiểu bang.
John F. McManus đă lặp đi lặp lại nhiều lần lời dặn ḍ của các Tổ Phụ rằng, Đạo Luật Nhân Quyền là để bảo vệ các quyền của người dân, được Thượng Đế ban cho.. Bảo vệ người dân bằng cách hạn chế quyền lực của chính phủ. Và, các Tu Chính Án nhắm vào chính phủ liên bang chứ không phải cá nhân người dân. Chẳng hạn, Tu Chính Án số 1 và số 2 quy định: Quốc Hội không được làm luật ḥng giới hạn quyền ngôn luận, tôn giáo, báo chí, hội họp, kiến nghị, trang bị vũ khí… của công dân. Các quyền ấy là của công dân và tất cả mọi người được quyền kiểm soát chính phủ, không cho chính phủ lạm quyền hay xâm phạm vào quyền của công dân. Đó là cái gia sản Tự Do của mỗi cá nhân công dân đang sinh sống tại Hoa Kỳ.
Cái Ǵ Giúp Cho Hoa Kỳ Vĩ Đại?
Người ta đặt các câu hỏi về Hoa Kỳ. Điều ǵ làm cho nước Mỹ vĩ đại so các vùng đất khác?
Có phải nhờ có tài nguyên thiên nhiên phong phú? -Không. Những vùng đất khác cũng được Trời ban cho đầy đủ như vậy..
Có phải do người dân ở Hoa Kỳ giỏi hơn? -Không. Những người xây dựng nước Mỹ đều đến từ những nơi khác.
Có phải bởi chính phủ khôn ngoan và có kế hoạch tài t́nh đă đưa Hoa Kỳ lên vị trí cao như vậy? – Cũng không phải.
Quốc gia Hoa Kỳ vĩ đại không phải v́ chính phủ đă làm ǵ, mà là: chính phủ bị ngăn không cho lèo lái đưa Hoa Kỳ chệch qua hướng khác. Điều quan trọng hơn cả đă làm cho Hoa Kỳ vĩ đại là Tự Do Cá Nhân: tự do làm việc, tự do sản xuất, và đặc biệt là tự do giữ thành quả do ḿnh tạo ra. Nước Mỹ vĩ đại là v́ chính phủ bị ngăn chặn không cho nhúng tay quá nhiều vào các quyền tự do của người dân.
Cộng Hoà Hay Dân Chủ?
Trong xă hội Hoa Kỳ ngày nay, ở nhiều nơi đă nảy sinh ra các lời thuyết phục rằng, chính phủ Hoa Kỳ là một nền Dân Chủ chứ không phải Cộng Hoà. Hoặc, hăy yểm trợ đảng Dân Chủ để thay đổi nền Cộng Hoà của nước Mỹ, làm cho nước Mỹ cởi mở hơn, tự do hơn. Có nhiều người nhầm lẫn các ư niệm của hai đảng Dân Chủ và Cộng Hoà. Chúng ta cần hiểu rơ các ư niệm mà hai đảng chính trị này chủ trương, để đừng lầm lẫn và không để cho các luồng tư tưởng t́m cách lừa bịp, mỗi khi đến mùa bầu cử.
Ở Hoa Kỳ, có hai đảng chính trị có ảnh hưởng nhiều nhất trong quần chúng. Đó là đảng Cộng Hoà (Republican party) và đảng Dân Chủ (Democratic party). Bài viết này xin được chỉ tŕnh bày cô đọng các ư niệm Dân Chủ và Cộng Hoà để từ đó sẽ hiểu thêm về đất nước Hoa Kỳ này. Hiểu về đất nước Hoa Kỳ này để biết thể chế nào sẽ giúp duy tŕ sự trường tồn của Hoa Kỳ, một quốc gia mẫu mực cho thế giới.
Rất nhiều nhà trí thức của Hoa Kỳ đă bị đảng Dân Chủ lôi cuốn v́ các khẩu hiệu mang tính cách “cấp tiến” với cái dáng vẻ cởi mở và tiến bộ,… rời xa các ư niệm ban đầu mà họ cho là bảo thủ và đă lỗi thời. Kể cả các trí thức Việt Nam cũng vậy. Họ bị lôi cuốn bởi khẩu hiệu của đảng Dân Chủ: Thay Đổi, Cấp Tiến. Các cơ quan truyền thông trên thế giới cũng như tại Hoa Kỳ, v́ hám lợi mà phụ hoạ bằng nhiều thủ đoạn, mong tiếp sức cho đảng Dân Chủ chiếm càng nhiều ghế trong các ngành Hành Pháp, Tư Pháp và Lập Pháp. Họ muốn lấn quyền càng nhiều càng tốt để đi đến mục đích chính quyền kiểm soát người dân.
Trong khi đảng Cộng Hoà th́ cố gắng giữ các ư niệm căn bản được ghi trong Hiến Pháp và các văn bản liên hệ, là kiểm soát chính phủ, không cho chính phủ lấn quyền của người dân. Quyền của người dân là quyền Tự Do Cá Nhân: tự do làm việc, tự do sản xuất, và đặc biệt là tự do bảo vệ thành quả do ḿnh tạo ra. Nói ngắn gọn là quyền tư hữu. Chính quyền càng nhỏ càng ít tốn tiền của dân để nuôi.
Mặc dù ở Hoa Kỳ có nhiều đảng chính trị, nhưng người ta nh́n nhận chỉ có hai khuynh hướng chính yếu: Cộng Hoà và Dân Chủ. Vài ư niệm chính yếu của hai chính đảng được tóm lược:
Cộng Hoà th́ tin vào Thượng Đế, bảo vệ niềm tin tôn giáo, bảo vệ quyền tự do cá nhân bằng pháp luật. Để yên cho dân được tự do sản xuất. Chính phủ thu nhỏ và chủ trương cắt bớt thuế.
Dân Chủ đ̣i quyền lợi cho người nghèo, đ̣i b́nh đẳng và chia đều tài sản cho dân chúng, chủ trương làm cho chính phủ ph́nh lớn để phục vụ dân chúng, thu thêm tiền thuế từ dân chúng để nuôi chính phủ.
Ai đă có kinh nghiệm ít nhiều với chế độ cộng sản, đều nh́n nhận chủ trương của đảng Dân Chủ rất gần gũi với đường lối của cộng sản hay xă hội chủ nghĩa. Toàn những tuyên truyền rỗng tuếch, luôn luôn nuốt lời hứa. Đảng Cộng Hoà th́ ngược lại, đôi khi c̣n công khai chống lại chủ thuyết cộng sản. Nói vậy vẫn chưa rơ ràng: đảng Dân Chủ chủ trương như thế nào và đảng Cộng Hoà có đường lối ra sao?
Ông John F. McManus giải thích chữ Democrat đến từ chữ Hy Lạp: demos có nghĩa là người dân, là đám đông; và “kratein” nghĩa là cai trị. Democracy là “quy luật của người dân” hay “luật của đa số”. Nghe qua có vẻ hấp dẫn, nhưng một khi đám đông quyết định lấy nhà, lấy tài sản, bắt con cái của ta th́ ta phải làm sao? Dĩ nhiên người dân sẽ đ̣i giới hạn nó. Tuy nhiên, trên thực tế, cái đa số ấy không bao giờ chấp nhận giới hạn. Nếu hơn một nửa đ̣i một điều ǵ th́ họ sẽ tiến hành.
C̣n Cộng Hoà th́ sao? Cũng theo John F. McManus, nó đến từ ngôn ngữ La Tinh, “Res” là “vật”, “Publica” nghĩa là công cộng. Republic có nghĩa là các thứ công cộng, tức là Luật Pháp. Một nền Cộng Hoà thực sự có một chính phủ bị giới hạn bởi luật pháp và dân chúng được để yên. Xă hội này cần có cảnh sát và các bộ phận trong chính quyền làm công việc bảo vệ dân chúng.
Một Câu Chuyện, Hai Hoàn Cảnh
John F. McManus kể một câu chuyện. Có 30 tay súng truy lùng một tay súng đang một ḿnh trốn chạy, nói rằng họ rượt bắt một tên cướp. Khi bắt được, 30 người lên án treo cổ tay súng đơn độc kia. Thế là với kết quả số phiếu 30/1, người ta quyết định treo cổ tay súng ấy về tội cướp bóc. Đó là luật đa số của những người chủ trương Democracy. Vậy, Cộng Hoà (Republican) th́ thế nào? Cũng 30 người ấy truy lùng và bắt được tay súng đơn độc kia. Khi họ sửa soạn treo cổ nạn nhân th́ viên Cảnh Sát Trưởng (Sheriff) xuất hiện bảo rằng, người bị bắt kia được quyền ra toà có luật pháp xét xử. Thế là người ta đem nghi can về thành phố để tạm giam. Sau khi phiên toà diễn ra với các thủ tục tố tụng, bồi thẩm, chứng cứ đầy đủ để kết tội th́ người ấy phải đối diện với bản án. Nếu không th́ nghi can sẽ được trả tự do.
Người ta có thể nh́n thấy, trong chế độ Cộng Hoà, tất cả mọi người được luật pháp bảo vệ. Ở thể chế Dân Chủ, luật lệ thuộc về đa số, thường xuyên bị thay đổi và bị khống chế bởi đám đông.
Samuel Adams, được xem là một trong các Tổ Phụ lập nên liên bang Hoa Kỳ, là người đă kư trong Tuyên Ngôn Độc Lập, tuyên bố rằng: “Dân chủ sẽ không tồn tại bao lâu, rồi sẽ đi đến kiệt quệ và tự huỷ diệt”.
Dân Chủ – Một Nền Tảng Không Ổn Định
Các Tổ Phụ đều xem thường nền dân chủ v́ nh́n vào tấm gương của Hy Lạp và đế quốc La Mă của cái thời 600 năm trước Tây lịch. Thời đó, có luật gia Solon là người khôn ngoan đề nghị Hy Lạp thiết lập một cơ quan pháp luật cố định và độc lập để giới hạn chính quyền. Hy Lạp không nghe theo. Đến khi chính quyền La Mă áp dụng phương pháp ấy đă đưa đế quốc La Mă đi lên. Người dân được luật pháp bảo vệ và được quyền làm chủ thành quả lao động của ḿnh. Họ được tự do và hăng hái sản xuất. La Mă trở nên giàu có nhanh chóng, khiến thế giới ghen tỵ. Nhưng rồi người La Mă mất cảnh giác để cho chính phủ có thêm quyền hành, khiến người dân mất tự do. Chính quyền tăng thuế, đi đến kiểm soát lănh vực tư nhân. Chính phủ c̣n bày ra trợ cấp nông nghiệp, giúp đỡ gia cư. Dân chúng ngày càng lệ thuộc vào chính phủ. Chính phủ ở trong tay một nhóm đầu sỏ ra tay ban phát và kiểm soát người dân. Dân chúng làm việc ít đi và chờ đợi chính phủ giúp đỡ. Không bao lâu, các nhà sản xuất mất dần khả năng sản xuất, gây ra t́nh trạng thiếu hụt. Cuối cùng, toàn bộ hệ thống đă sụp đổ.
Đế quốc La Mă đi từ nền cộng hoà, với một chính phủ hạn chế, sang nền dân chủ, kiểm soát quyền tự do cá nhân. Kết thúc bằng một chế độ cai trị bởi một nhóm đầu sỏ Caesar. Cuối cùng rồi sụp đổ.
Một trong các tổ phụ của Hoa Kỳ, ông Benjamin Franklin là vị Tổng thống thứ 6, vừa khi bản Hiến Pháp Hoa Kỳ được công bố, ông đă tuyên bố rằng, gia sản của Hoa Kỳ là một nền Cộng Hoà nếu chúng ta c̣n giữ cho nó tồn tại. Các tổ phụ đă tuyên bố như một sự thật hiển nhiên trong Tuyên Ngôn Độc Lập rằng, “con người do Thượng Đế tạo ra và được ban cho một số quyền không thể thay đổi”. Chính phủ được lập ra để bảo vệ các quyền này của công dân, đặc biệt không bị áp bức bởi chính phủ.
Đi từ bên trái sang bên phải, ngày nay, chế độ quân chủ (monarchy) hay độc tài (dictatorship) ở cực tả, gần như không c̣n nữa. Rồi đến, chế độ Đầu Sỏ (oligarchy) -cai trị bởi một nhóm băng đảng, chẳng hạn Hitler ở Đức, Mussolini ở Ư, Lenin- Stalin ở Nga, Mao của Trung cộng, Castro của Cuba, Hồ chí Minh của Việt cộng,… vẫn là các thế lực thiên tả, c̣n tồn tại. Ở những nơi đó, chính quyền kiểm soát dân chúng gần như hoàn toàn trên hầu hết các lănh vực. Phía cực hữu không có chính quyền hay c̣n gọi là “vô chính phủ”, th́ không ổn định và mau tàn, nên coi như không đáng quan tâm.
C̣n lại ba thể chế c̣n tồn tại trong thế giới ngày nay:
Thể chế Đầu sỏ (oligarchy), cánh tả, quyền lực trong tay một nhóm cấu kết với nhau. Chẳng hạn như đảng Cộng sản hay Xă hội Chủ Nghĩa.
Thể chế Dân Chủ cai trị bằng luật của đa số, cũng nghiêng về bên trái.
Thể chế Cộng Hoà, chính phủ cai trị đất nước dựa trên luật pháp.
Tóm lại, các chính phủ cực tả th́ nắm toàn bộ 100% quyền, dưới nhăn hiệu cộng sản, xă hội chủ nghĩa, Nazi, Phát-xít… ở đó có chính phủ toàn kiểm. Ở cực hữu th́ chính phủ không có quyền ǵ cả, hay c̣n gọi là vô chính phủ. Nhiều người đă nhầm lẫn và cho rằng, Nazi và Phát-xít thuộc cánh hữu, nhưng không đúng. Điều không đúng này vẫn c̣n loan truyền. Càng đi về bên trái th́ chính phủ có toàn quyền; đi về bên phải th́ chính quyền càng ít quyền hoặc không có chính quyền (anarchy).
Khuynh hướng trung dung là loại chính phủ được giới hạn trong vai tṛ bảo vệ quyền lợi của dân chúng. Đó là vị trí của Hiến Pháp Hoa Kỳ. Những người ủng hộ loại chính phủ này, là những người ôn hoà, tôn trọng hiến pháp. Đảng Cộng Hoà tại Hoa Kỳ là nhóm này.
Vô Chính Phủ Đến Từ Đâu?
Cực hữu th́ vô chính phủ (anarchy).. Có lúc xă hội bị rơi vào t́nh trạng “vô chính phủ”. Bởi v́ đă có nhiều hiện tượng tồi tệ bị xem là do chính phủ gây ra. Trong thời gian gần đây, chúng ta đă nh́n thấy chính phủ ở một số tiểu bang đă để xảy ra t́nh trạng lạm quyền, tắt trách, gây nên làn sóng bất măn trong dân chúng. Có người cho rằng “vô chính phủ” là một giải pháp. Họ đă xua đuổi cảnh sát rồi tuyên bố vùng tự trị vô chính phủ. Họ muốn vô chính phủ v́ không thích chính phủ hiện tại và muốn tạo ra một “khoảng trống chính trị”. Khi không có cảnh sát, không có chính phủ th́ t́nh h́nh trở nên hỗn loạn và mọi người phải tự trang bị vũ khí để tự bảo vệ tài sản, gia đ́nh và bản thân. Người ta bắt đầu thấy không có luật pháp sẽ dẫn đến mất tự do. Người ta nh́n thấy sự hiện hữu của chính quyền là cần thiết nhưng có một giới hạn vừa phải. T́nh trạng vô chính phủ sẽ không kéo dài bao lâu, chỉ là phương tiện để cho thế lực chính trị và các hệ thống truyền thông khai thác.
Chúng Ta Sẽ Chọn Ai?
C̣n lại, việc đáng cho chúng ta quan tâm là thể chế nào có thể chi phối xă hội và sẽ đem lại hạnh phúc cho người dân. Liệu nó có xây dựng một xă hội đáng sống hay sẽ tạo ra một xă hội với nhiều điều quan ngại:
Thể chế Cộng Hoà (Republican) tin vào Thượng Đế, đặt căn bản trên luật pháp, chính phủ thu nhỏ và để cho dân chúng được tự do.
Thể chế Dân Chủ (Democratic) cấp tiến, nghiêng ngả theo xă hội chủ nghĩa, mở cửa biên giới, chủ trương chính phủ ph́nh lớn, luôn t́m cách kiểm soát người dân.
Các Tổ Phụ khi lập quốc Hoa Kỳ đă nhiều lần nhắc nhở: Khi luật pháp được áp dụng th́ người dân được tự do hơn. Họ không phải lo đến tài sản của họ và yên tâm ra đồng. Họ sẽ yên tâm vào cơ xưởng để làm việc và chăm lo sản xuất. Trong thể chế Cộng Hoà, lực lượng cảnh sát và một số các bộ phận được đào tạo làm công việc bảo vệ an ninh, bảo vệ tài sản của người dân.
Từ những dữ kiện trên đây, người viết bài này xin đưa ra nhận xét: thể chế Cộng Hoà là thể chế đúng đắn nhất cho đất nước Hoa Kỳ đă được các Tổ Phụ dựng nên từ hơn 200 năm trước và đáng cho chúng ta ǵn giữ, làm mẫu mực cho toàn thế giới.
Càng gần đến ngày bấu cử, 03 tháng Mười Một – 2020, ta càng thấy các đ̣n phép của hai đảng Dân Chủ và Cộng Hoà nhất quyết phải hạ nhau trong thời gian từ nay đến ngày 03 tháng Mười Một, là ngày Tổng Tuyển Cử, chọn Tổng Thống và các thành viên của Quốc Hội, cho tiểu bang và cả liên bang.
Chúng ta sẽ chọn ai vào chính quyền để chúng ta yên tâm rằng liên bang Hoa Kỳ không đi chệch ra khỏi các nguyên tắc lập quốc đă được thiết lập hơn 200 năm qua. Chúng ta chọn ai để cùng nhau ǵn giữ và để lại một đất nước Hoa Kỳ hùng mạnh cho các thế hệ mai sau.
Sơn Hà