Trong nhiều tháng qua, các căn cứ và nhân viên quân sự của Mỹ đă liên tục bị tấn công bởi các phần tử không xác định ở Syria.
Thực trạng khó hiểu này đă đặt ra câu hỏi về việc lực lượng nào đang phản kháng sự chiếm đóng của Mỹ ở các tỉnh Al-Hasakah và Deir ez-Zor. Là Syria? Nga, Syria hay khủng bố?
Chiến lược của Qasem Soleimani?
Vào đầu tháng 8, căn cứ của Mỹ ở thị trấn Ash Shaddadi, thuộc tỉnh Al-Hasakah, đă bị pháo kích bởi các tay súng không rơ danh tính, tờ Al-Watan đưa tin.
Vào cuối tháng 5 vừa qua, một đoàn xe quân sự của quân đội Mỹ và Lực lượng Dân chủ Syria (SDF) với ṇng cốt người Kurd cũng bị các tay súng không xác định tấn công ở tỉnh Deir ez-Zor. Một tháng trước đó, vào ngày 20/4, một xe quân sự của Mỹ đă bị phá hủy tại tỉnh Al-Hasakah.
Theo nhà phân tích Christopher Assad, đây là các cuộc tấn công chống lại sự hiện diện bất hợp pháp của Mỹ ở Syria, xảy ra sau khi Mỹ đảo ngược kế hoạch rút quân.
Bất chấp những cam kết rút khỏi khu vực nhiều lần của Tổng thống Donald Trump, có vẻ như quân đội Mỹ đang theo đuổi một chương tŕnh nghị sự khác với chính quyền.
"Điều đó đă trở nên rơ ràng đối với người Syria, Iraq và Iran, những nước đă xác định cách đây 3 năm rằng Mỹ có thể sẽ không rút quân miễn là kiểm soát được nguồn dầu của Syria mà không bị áp lực quân sự", chuyên gia Assad nói với Sputnik.
Theo đó, chiến lược phục kích nói trên dường như được phát triển bởi người Syria, Iraq và Iran nhằm gia tăng sức ép đối với sự hiện diện của Mỹ ở Iraq và Syria.
Đồng thời, người đứng sau kế hoạch này rất có thể chính là Qasem Soleimani – tướng lĩnh Iran thiệt mạng trong cuộc tấn công của Mỹ gần đây - cùng với một số người đứng đầu các bộ tộc ở Iraq và Syria.
"Chiến lược sẽ vẫn có hiệu lực cho đến khi quân đội Mỹ rút khỏi Syria và Iraq, chính xác như Soleimani đă dự tính", nhà phân tích chính trị đánh giá.
Theo chuyên gia về các vấn đề quốc tế người Mỹ Mark Sleboda, các cuộc tấn công dường như được phát động bởi các bộ tộc Ả Rập địa phương ở cả hai tỉnh Al-Hasakah và Deir ez-Zor nhằm chống lại sự chiếm đóng bất hợp pháp của quân đội Mỹ.
"Mỹ và các lực lượng ủy thác người Kurd ở Đông Syria hiện nắm giữ hơn 90% lượng dầu và một nửa lượng khí đốt của Syria, cũng như phần lớn các khu vực nông nghiệp màu mỡ của nước này", chuyên gia Sleboda chỉ ra.
Chính v́ điều này mà nhiều bộ lạc Ả Rập địa phương ở phía Đông Syria bày tỏ sự phẫn nộ và không chấp nhận hành vi trộm cắp tài nguyên năng lượng của đất nước.
V́ sao Mỹ cố bám trụ Al-Hasakah và Deir ez-Zor?
"Vùng lănh thổ mà Mỹ chiếm đóng bao gồm gần 1/3 diện tích Syria, hơn 185 ngh́n km vuông, nơi có 90% trữ lượng dầu mỏ, hơn 1/2 lượng khí đốt của Syria, ba đập sản xuất điện lớn nhất và các vùng lănh thổ nông nghiệp quan trọng màu mỡ nhất", chuyên gia Sleboda giải thích.
"Điều này khiến Mỹ siết chặt các nguồn lực quan trọng nhất của Syria, ngăn cản quá tŕnh củng cố và tái thiết đất nước. Khu vực phía Đông Syria cũng có thể tiếp cận và được cung cấp cũng như củng cố bởi các căn cứ quân sự của Mỹ ở Iraq".
Ư tưởng chiếm al-Hasakah và Deir ez-Zor được cho là nơi mà Mỹ muốn xây dựng một khu lănh thổ riêng cho phe đối lập nhằm cô lập chính quyền hợp pháp ở Damascus. Tuy nhiên, do sự thay đổi về t́nh h́nh, khu vực này hiện do Mỹ và người Kurd kiểm soát.
Bằng việc để cho IS mở rộng quyền lực từ Iraq đến Syria, Mỹ đă sử dụng cái cớ "chống khủng bố" để chiếm đóng quân sự ở phía Đông Syria, bất chấp việc sự hiện diện này bị Damascus từ chối.
Bên cạnh mục tiêu nói trên, nhiều người Mỹ tin rằng quyền kiểm soát của họ ở phía Đông Syria bằng cách nào đó có thể làm suy yếu ảnh hưởng của Iran ở Syria.
Tuy nhiên, giới quan sát tin rằng Mỹ không thể chiếm đông Syria gần như vô thời hạn giống như ở Afghanistan và Iraq v́ điều này sẽ dẫn đến sự phẫn nộ ở trong nước.
Ngoài ra, Mỹ đă thất bại trong việc lật đổ Chính phủ Syria ở Damascus và sự tham gia của quân đội Nga đảm bảo rằng những mục tiêu trên của Washington là không thể xảy ra.
"Do đó, sự phản kháng cục bộ và những tổn thất dành cho Mỹ chắc chắn sẽ cao hơn", Sleboda nói. "Điều này sẽ khiến cho thời gian chiếm đóng của Mỹ rút ngắn lại".
VietBF @ Sưu tầm