Các trạm bơm làm mát ḷ phản ứng hạt nhân Yongbyon của Triều Tiên có thể đă bị hư hại do nước lũ sau những trận mưa lớn.
38 North, tổ chức theo dơi và phân tích Triều Tiên có trụ sở tại Mỹ, hôm 12/8 công bố h́nh ảnh vệ tinh cho thấy nước lũ đe dọa nhà máy hạt nhân Yongbyon ở tỉnh Bắc Pyongan, cách thủ đô B́nh Nhưỡng hơn 100 km về phía bắc, hồi đầu tháng 8.
Ảnh chụp khu vực nhà máy Yongbyon ngày 6/8 cho thấy nước sông Kuryong dâng sát hai trạm bơm cấp nước làm mát cho các ḷ phản ứng hạt nhân. Đập tràn và các hệ thống điều phối nước gần đó cũng bị lũ nhấn ch́m hoàn toàn. Trong khi đó, toàn bộ bờ đê và băi bồi ở giữa sông, gần nhà máy làm giàu uranium cũng ch́m sâu dưới nước.
Khu vực gần nhà máy hạt nhân Yongbyon hôm 22/7 và 6/8. Ảnh: CNES.
Bán đảo Triều Tiên đang hứng chịu một trong những đợt mưa lớn và kéo dài nhất trong lịch sử, gây lũ lụt và lở đất nghiêm trọng ở Triều Tiên và Hàn Quốc. Mưa đă ngớt và mực nước dường như đă giảm xuống vào ngày 11/8, không c̣n đe dọa các cơ sở hạt nhân của B́nh Nhưỡng.
Ḷ phản ứng chính có công suất 5 MW của nhà máy Yongbyon không hoạt động từ lâu, trong khi Ḷ phản ứng nước nhẹ thử nghiệm (ELWR) chưa đi vào vận hành. Tuy nhiên, các chuyên gia cảnh báo những trận lũ tương tự trong tương lai có thể buộc giới chức Triều Tiên tắt ḷ phản ứng.
"Hư hại với hệ thống máy bơm và ống nước trong trạm bơm là mối đe dọa lớn nhất với ḷ phản ứng. Nếu chúng không thể vận hành, ḷ phản ứng sẽ không được làm mát và phải ngừng hoạt động để đảm bảo an toàn", báo cáo của 38 North có đoạn viết.
Truyền thông nhà nước Triều Tiên không đề cập tới thiệt hại ở nhà máy hạt nhân Yongbyon, cho biết lănh đạo Triều Tiên Kim Jong-un và nhiều quan chức cấp cao đă thị sát khu vực bị lũ lụt tàn phá, chỉ đạo chính quyền hỗ trợ người dân địa phương.
Bộ Quốc pḥng Hàn Quốc không b́nh luận về thông tin này, nhưng khẳng định luôn theo dơi những diễn biến liên quan đến chương tŕnh hạt nhân và tên lửa của Triều Tiên, đồng thời duy tŕ hợp tác chặt chẽ với Mỹ.
Nhà máy Yongbyon được coi là "viên ngọc quư" của chương tŕnh hạt nhân Triều Tiên. Được xây dựng vào năm 1979, cơ sở này sản xuất plutonium và những vật liệu cần thiết để B́nh Nhưỡng thực hiện vụ thử bom nguyên tử đầu tiên hồi năm 2006.
Tại hội nghị thượng đỉnh Mỹ - Triều Tiên lần hai cuối tháng 2/2019, lănh đạo Triều Tiên đề xuất dỡ bỏ cơ sở này để đổi lấy việc Washington giảm bớt lệnh trừng phạt nhằm vào B́nh Nhưỡng. Tuy nhiên, Tổng thống Mỹ Donald Trump và các cố vấn không chấp nhận đề xuất, khiến hội nghị kết thúc mà không đạt được thỏa thuận như kỳ vọng.
VietBF@sưu tập