Đại dịch Covid-19 có thể khiến 500.000 người chết nhưng không v́ virus. Thế là thế nào? Vậy th́ do đâu?
Chỉ riêng ở khu vực châu Phi cận Sahara, việc gián đoạn quá tŕnh điều trị trong 6 tháng có thể khiến 500.000 bệnh nhân AIDS tử vong.
Sibongile Zulu là một trong 7,7 triệu người nhiễm HIV tại Nam Phi. Suốt 2 tháng nay, Zulu không được uống thuốc đầy đủ v́ các hiệu thuốc của chính phủ đều hết hàng. Đại dịch đă gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến nguồn cung dược phẩm tại nước này. Ảnh: AP.
Covid-19 đang làm gián đoạn việc cấp thuốc kháng virus HIV cho khoảng 24 triệu bệnh nhân trên toàn thế giới, trực tiếp gây nguy hiểm đến tính mạng của họ. Trong ảnh, các nhân viên y tế đang hướng dẫn bệnh nhân HIV Pretty Mkhabela cách tự điều trị thời dịch. Ảnh: AP.
Theo một nghiên cứu của Chương tŕnh phối hợp Liên Hợp Quốc về HIV/AIDS (UNAIDS), chỉ riêng ở khu vực châu Phi cận Sahara, việc gián đoạn quá tŕnh điều trị trong 6 tháng có thể khiến 500.000 bệnh nhân AIDS tử vong. Ảnh: AP.
Nam Phi là quốc gia có số người nhiễm HIV cao nhất thế giới, 7,7 triệu người. 62% trong số đó phụ thuộc vào chương tŕnh điều trị của chính phủ. Trong bối cảnh đại dịch hoành hành, nhiều bệnh nhân HIV không dám đến pḥng khám v́ sợ nhiễm virus corona. Họ cũng không thể mua đủ thuốc v́ đại dịch cản trở việc nhập khẩu, phân phối thuốc tại địa phương. Ảnh: AP.
Hồi tháng 6, Winnie Byanyima, giám đốc điều hành UNAIDS, khuyến cáo các quốc gia “khẩn trương lập kế hoạch để giảm thiểu tác động” khi thuốc chống HIV có chi phí cao nhưng nguồn cung hạn hẹp. Ảnh: AP.
Theo một nghiên cứu sơ bộ về tỷ lệ tử vong tại tỉnh Western Cape, điểm nóng về đại dịch đầu tiên ở Nam Phi, bệnh nhân HIV có nguy cơ tử vong v́ Covid-19 cao gấp đôi so với người thường. Ảnh: AP.
Tại Johannesburg, thành phố lớn nhất của nước này, nhiều pḥng khám HIV phải đóng cửa để chống dịch trong khi số bệnh nhân đi khám cũng giảm đáng kể. Ảnh: AP.
Tiến sĩ Nomathemba Chandiwana, một bác sĩ chuyên nghiên cứu về HIV, giải thích: “Một số pḥng khám tiếp nhận 60-80 bệnh nhân mỗi ngày. Nếu pḥng khám đóng cửa, rất nhiều người không có thuốc. Đây là mối hiểm họa nghiêm trọng”. Ảnh: AP.
Vinyarak Bhardwaj, phó giám đốc chương tŕnh Bác sĩ không biên giới ở Nam Phi, cho biết: “Chúng tôi đang cố gắng để huy động thêm nguồn cung, đồng thời kê đơn thuốc dài hạn cho bệnh nhân HIV. Chúng tôi cũng đẩy mạnh việc tư vấn trực tuyến để bệnh nhân không phải đến pḥng khám”. Ảnh: AP.
Các chuyên gia y tế c̣n cho rằng đại dịch đang cản trở việc chẩn đoán và điều trị bệnh lao, đe dọa tính mạng của hàng triệu người dân nghèo tại Nam Phi. Ảnh: AP.
Covid-19 cũng làm gián đoạn việc tiêm chủng. Giáo sư Shabir Madhi của Đại học Witwatersrand, cho biết tỷ lệ tiêm chủng của trẻ em Nam Phi giảm 25% trong vài tháng qua. Ảnh: AP.
VietBF@ sưu tầm.