Nhật Bản sắp phải đối phó với đội tàu cá Trung Quốc đông đảo sau khi Bắc Kinh dỡ lệnh đánh bắt gần quần đảo tranh chấp Senkaku/Điếu Ngư, hiện do Tokyo kiểm soát.
Lực lượng tuần tra bờ biển Nhật Bản chặn bắt tàu cá treo cờ Trung Quốc. Ảnh: AP.
Theo SCMP, Bắc Kinh có thể khuyến khích đội tàu cá nước này đánh bắt gần quần đảo tranh chấp, như một động thái leo thang căng thẳng với Tokyo.
Các nhà phân tích cảnh báo, Nhật Bản không có nhiều lựa chọn để đáp trả nếu khoảng 100 tàu cá được tàu hải cảnh Trung Quốc hộ tống.
Báo Nhật Bản Sankei gần đây đưa tin, lệnh cấm đánh bắt cá ở quanh quần đảo tranh chấp trên biển Hoa Đông sẽ hết hạn vào ngày 16.8.
Trả lời họp báo về vấn đề này, Bộ trưởng Quốc pḥng Nhật Taro Kono khẳng định "quân đội" đă sẵn sàng phản ứng. Ông Kono từ chối cung cấp thêm thông tin chi tiết. "Quân đội" Nhật Bản ngày nay được gọi là Lực lượng pḥng vệ (SDF), trong đó có Lực lượng Pḥng vệ Mặt đất, Lực lượng Pḥng vệ trên Biển và Lực lượng pḥng vệ trên không.
Sau khi lệnh đánh bắt hết hiệu lực trong năm 2016, 72 tàu cá Trung Quốc được 28 tàu hải cảnh hộ tống xâm nhập vào vùng biển quanh đảo Senkaku/Điếu Ngư trong 4 ngày.
Gần đây, Trung Quốc đă kết thúc 111 ngày hiện diện thường trực ở vùng biển tranh chấp. Các tàu hải cảnh của Trung Quốc chỉ tạm thời rời đi v́ có băo lớn.
“Trung Quốc đang công khai thách thức lực lượng tuần tra bờ biển Nhật Bản, với sự hiện diện thường trực của các tàu hải cảnh”, Garren Mulloy, giáo sư quan hệ quốc tế tại Đại học Daito Bunkyo, Nhật Bản, nói.
Ông Mulloy nói lực lượng tuần duyên Nhật Bản đă hoạt động hết công suất, phải theo dơi lực lượng Nga ở phía bắc, ngăn chặn tàu cá Triều Tiên xâm nhập và phải dàn trải lực lượng ở các khu vực khác nhau quanh quần đảo Nhật Bản.
Trung Quốc hiểu rơ điều này và có chủ ư khai thác vào điểm yếu của Nhật Bản, ông Mulloy nói. “Vài chục tàu cá Trung Quốc th́ lực lượng bảo vệ bờ biển Nhật Bản có thể đối phó, nhưng 200 tàu cùng với tàu hải cảnh hộ tống th́ sẽ là quá sức”, ông Mulloy nhận định.
Bộ trưởng Quốc pḥng Nhật Bản Taro Kono.
Ông Mulloy cho rằng, lời cảnh báo của Bộ trưởng Quốc pḥng Kono nghĩa là Nhật Bản đă sẵn sàng huy động quân đội can thiệp.
Các tàu chiến của Lực lượng Pḥng vệ Biển Nhật Bản (MSDF) đóng vai tṛ hỗ trợ lực lượng tuần tra bờ biển, sẵn sàng can thiệp khi có sự cố xảy ra. Ở t́nh huống thông thường, MSDF sẽ duy tŕ khoảng cách nhất định, không trực tiếp ngăn chặn tàu cá Trung Quốc, theo ông Mullou.
Bằng cách đó, Nhật Bản sẽ vẫn thể hiện sự kiềm chế, không leo thang căng thẳng. MSDF sở hữu các máy bay tuần tra cỡ lớn với khả năng theo dơi tàu nổi và tàu ngầm, từ đó cung cấp thông tin cảnh báo sớm.
Akitoshi Miyashita, giáo sư quan hệ quốc tế tại Đại học Tokyo, nói: “Sự xuất hiện của quân đội chỉ mang ư nghĩa biểu tượng nếu Trung Quốc vẫn nhất quyết đưa đội tàu cá lên tới hàng trăm chiếc xâm nhập. Vai tṛ của quân đội khi đó là chứng minh sự phản đối mạnh mẽ của chính phủ Nhật”.
Giáo sư Miyashita cho rằng Bộ trưởng Kono đang chịu nhiều sức ép phải có động thái cứng rắn hơn với Trung Quốc, v́ quan hệ Trung-Nhật gần đây đă trở nên hết sức căng thẳng.
“Cần phải cảnh giác với những hành động sắp tới của Trung Quốc”, giáo sư Miyashita nhận định. “Dù chưa thể đạt mục đích ở quần đảo Senkaku/Điếu Ngư, nhưng Trung Quốc có thể muốn phô trương sức mạnh, thể hiện sự sẵn sàng đ̣i chủ quyền tranh chấp. Đó cũng có thể là thông điệp nhắm đến Đài Loan”.