Anh “thiệt đơn thiệt kép” nếu rơi vào ṿng xoáy đối đầu với Trung Quốc. Mới đây giáo sư Adrian Pabst cảnh báo các lệnh trừng phạt của Anh nhằm vào Trung Quốc sẽ khiến Bắc Kinh đáp trả và điều đó sẽ gây tổn thất lớn cho London. London nên cân nhắc mọi việc trước khi quá muộn?
Mối quan hệ của Trung Quốc với phương Tây tiếp tục xấu đi khi cả Anh và Mỹ đều đang “chiến tranh” với Trung Quốc trên nhiều mặt trận như an ninh mạng, thương mại… nhưng nước Anh sẽ có nhiều thứ để mất hơn Mỹ nếu Trung Quốc quyết định đáp trả.
Đây là những lời cảnh báo của Giáo sư Adrian Pabst, Phó Giám đốc Viện nghiên cứu Kinh tế Xă hội Anh đưa ra trong một cuộc phỏng vấn với Express.co.uk.
Anh “thiệt đơn thiệt kép” nếu theo Mỹ sa vào đối đầu với Trung Quốc. Ảnh: Getty
Theo Giáo sư Adrian Pabst, những lệnh trừng phạt của Anh nhằm vào Trung Quốc sẽ chứng kiến sự đáp trả từ phía Trung Quốc và điều đó sẽ gây tổn thất lớn cho nền kinh tế Anh.
Cảnh báo của ông Pabst đưa ra trong bối cảnh, đầu tháng này, Tổng thống Mỹ Donald Trump nói rằng chính quyền của ông đang cân nhắc trừng phạt đối với 11 công ty Trung Quốc.
Đứng về phía đồng minh Mỹ, đối đầu với Trung Quốc
Giáo sư Pabst cho rằng, lệnh trừng phạt của Mỹ nhằm vào các công ty Trung Quốc có những tác động nhất định đối với nước Anh và hậu quả của nó sẽ c̣n lớn hơn nhiều khi Anh “theo chân” Mỹ trong việc trừng phạt Trung Quốc.
Giáo sư Pabst nói: “Chúng ta biết rằng bất cứ khi nào có các lệnh trừng phạt của Mỹ nhằm vào nước nào đó hay các công ty cụ thể nào đó, th́ sẽ có những hiệu ứng “gợn sóng”, v́ các lệnh trừng phạt của Mỹ sẽ không chỉ ảnh hưởng đến các các nước, các công ty nhất định, mà c̣n ảnh hưởng tới toàn bộ các công ty, các nước muốn làm ăn kinh doanh với đối tượng bị trừng phạt đó. Ví dụ cụ thể có thể thấy trong các lệnh trừng phạt của Mỹ đối với Nga hay Iran trước đây”.
Dù vậy, theo ông Pabst, những hậu quả cụ thể sẽ phụ thuộc vào chính xác công ty nào sẽ nằm trong danh sách trừng phạt của Mỹ.
“Thông thường Anh sẽ không đi đến cùng với những biện pháp rộng răi như Mỹ. Ví dụ, với các biện pháp trừng phạt Nga, Anh có xu hướng đứng về phía EU trong các lệnh trừng phạt Nga, và các biện pháp trừng phạt cũng hạn chế về quy mô hơn so với các lệnh trừng phạt của Mỹ nhằm vào Nga”, ông Pabst nói.
“Điều tương tự cũng có thể đúng ở trong trường hợp này, khi mà Anh nhận thấy bản thân ḿnh có liên kết chặt chẽ với các đối tác EU v́ họ vẫn muốn làm ăn kinh doanh với một số công ty nhất định của Trung Quốc”, ông Pabst nói.
Ông cũng cho rằng, nếu Trung Quốc quyết định đáp trả, và có thể c̣n nhiều hơn những ǵ đă làm với quyết định liên quan tới Huawei ở Anh, th́ mọi thứ sẽ trở nên tồi tệ hơn và nền kinh tế cũng sẽ bị tác động nhiều hơn.
Những bất đồng liên quan đến Hong Kong, lệnh cấm công ty công nghệ Huawei tham gia mạng lưới 5G và những chỉ trích của Anh đối với vấn đề Tân Cương đă khiến mối quan hệ Trung-Anh trở nên căng thẳng trong những tuần qua.
Việc Trung Quốc áp đặt luật an ninh quốc gia đối với đặc khu Hong Kong đă dẫn tới việc chính phủ Anh mở cửa cho những người nằm giữ hộ chiếu Anh ở nước ngoài (hộ chiếu hải ngoại BNO) ở đặc khu này có thể tới Anh. Anh cũng đă đ́nh chỉ hiệp ước dẫn độ với Hong Kong.
Trong khi đó, Trung Quốc dọa sẽ không thừa nhận hộ chiếu BNO là giấy tờ đi lại hợp lệ.
Mỹ đă thúc đẩy các nước đồng minh nên tránh xa Trung Quốc và các lệnh trừng phạt của Mỹ rốt cuộc cũng dẫn tới việc Anh thay đổi quyết định về việc để Huawei tham gia vào mạng lưới 5G ở nước này.
Trên thực tế, nếu không có sự tác động của Mỹ, Chính phủ của Thủ tướng Boris Johnson cũng vẫn phải chịu sức ép từ những nghị sỹ có quan điểm cứng rắn kêu gọi cần có lập trường quyết đoán hơn đối với Trung Quốc.
Hôm 30/7, Đại sứ Trung Quốc tại Anh Lưu Hiểu Minh (Liu Xiaoming), thừa nhận rằng, những bất đồng gần đây đă “tác động nghiêm trọng” đến quan hệ Trung-Anh. Tuy nhiên, ông cũng cảnh báo London rằng, không nên để “các chiến binh Chiến tranh Lạnh” hủy hoại mối quan hệ giữa Trung Quốc và Anh.
Ông nói thêm rằng, một khi các vấn đề Brexit và Covid-19 được giải quyết, sẽ có những triển vọng không giới hạn cho hợp tác Anh-Trung trong các lĩnh vực như thương mại, dịch vụ tài chính, khoa học, công nghệ, giáo dục và y tế.
“Sẽ khó có thể tưởng tượng được chiến lược Nước Anh toàn cầu có thể bỏ qua hay loại trừ Trung Quốc. Việc xa lánh Trung Quốc đồng nghĩa với việc từ bỏ các cơ hội, từ bỏ sự phát triển cũng như tương lai”, ông Lưu Hiểu Minh nhấn mạnh.
Các chuyên gia nhận định, Anh sẽ chịu nhiều thiệt hại nếu bị Trung Quốc trả đũa về kinh tế, thương mại. Trung Quốc hiện là đối tác thương mại lớn thứ 3 của Anh, chỉ sau Mỹ và Liên minh châu Âu (EU), chiếm 5% tổng thương mại của Anh. Nhiều quan chức Anh vẫn khẳng định tầm quan trọng của việc duy tŕ mối quan hệ thương mại với Trung Quốc.
Ngoài ra, nước Anh cũng có thể cân nhắc bài học của Canada trong việc chiều theo ư của đồng minh.
Đề nghị của chính quyền Mỹ về việc bắt giữ và dẫn độ Giám đốc tài chính Huawei Mạnh Văn Chu, tiếp sau đó là sự đáp trả của Trung Quốc bằng cách bắt giữ công dân Canada Michael Kovrig và Michael Spavor, khiến Canada rơi vào t́nh huống bị kẹt giữa 2 cường quốc: một bên là Trung Quốc và một bên là chính đồng minh của ḿnh. Điều này khiến Canada trở thành “sân chơi” cho sự đối đầu giữa các nước lớn và “yếu thế” một cách đáng chú ư khi xét về sự gần gũi địa lư với Mỹ và sự phụ thuộc về kinh tế vào cả Mỹ và Trung Quốc – đối tác thương mại lớn nhất và lớn thứ 2 của Canada.
Nước Anh có một số tương đồng với Canada khi hiện tại Trung Quốc là đối tác thương mại lớn thứ 3 của nước này và hiện London cũng đang phải hy vọng vào thỏa thuận thương mại lớn với Mỹ thời kỳ hậu Brexit./.
VietBF@ sưu tầm.