Bắc Kinh gần đây đă sử dụng từ ngữ mới trong quy định về hàng hải đối với vùng nước giữa quần đảo Hoàng Sa với đảo Hải Nam, một động thái được một số chuyên gia nước ngoài đánh giá là nhằm mục đích tăng mức kiểm soát của Trung Quốc với vùng nước tranh chấp.
Trong quy định về giao thông hàng hải mới được sửa đổi, Bắc Kinh đă gọi vùng nước giữa quần đảo Hoàng Sa và Hải Nam là “
bờ biển” thay v́ “
ngoài khơi” như trước kia.
Hoàng Sa là quần đảo hiện do Trung Quốc chiếm đóng nhưng là quần đảo đang tranh chấp chủ quyền giữa Việt Nam, Trung Quốc và Đài Loan.
Quy định sửa đổi của Trung Quốc, theo trang tin The South China Morning Post, sẽ có hiệu lực bắt đầu từ ngày 1/8.
Ảnh minh hoạ - internet
The South China Morning Post trích lời Zhang Jie, một chuyên gia về Biển Đông của Viện Xă hội học của Trung Quốc, nói rằng việc thay đổi từ ngữ này nhằm mục đích tăng cường quản lư bằng luật địa phương đối với quần đảo Hoàng Sa.
Chuyên gia này cho rằng mặc dù việc thay đổi từ ngữ có thể không gia tăng khả năng kiểm soát của Trung Quốc nhưng nó có tác động về quản lư.
Hồi tháng 4 vừa qua, Trung Quốc đă thiết lập hai huyện đảo ở Biển Đông để quản lư hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa. Huyện đảo Nam Sa quản lư Trường Sa, huyện đảo Tây Sa quản lư Hoàng Sa.
Một số nước ở Đông Nam Á bao gồm Việt Nam mới đây đă liên tục gửi công hàm tới Liên Hợp Quốc để phản đối các đ̣i hỏi về chủ quyền của Trung Quốc ở Biển Đông v́ cho rằng các đ̣i hỏi này đi ngược lại với luật quốc tế.
Hoa Kỳ và Úc mới đây cũng đă gửi công hàm lên Liên Hợp Quốc để phản đối các yêu sách này của Trung Quốc.
Theo RFA