Giữa biển thông tin hỗn loạn, thiếu thống nhất, đa phần người dân Mỹ không biết phải nghe theo khuyến cáo nào để tự bảo vệ ḿnh trước Covid-19.
Katie Gooch và con trai ba tuổi đang chơi ném đá bên bờ sông gần nhà ở thành phố Richmond, bang Virginia, Mỹ. Đứng cách họ khoảng hai mét là một bà mẹ khác cũng đi cùng con. Cả hai đứa trẻ đều không đeo khẩu trang. Không ai có vẻ bận tâm. Điều này có nghĩa hai bà mẹ tin tưởng nhau, dù không quen biết.
"Sau khoảng hai phút, cô ấy quay sang tôi và hỏi 'bạn có biết về nhóm Facebook bí mật này không'", Gooch nhớ lại. Đó là nhóm "Những người mẹ ủng hộ tái mở cửa" với hơn 20.000 thành viên, những người tin rằng bất chấp những rủi ro của Covid-19, chính quyền nên mở cửa trường học trở lại như b́nh thường.
Người đàn ông xem điện thoại trước tấm biển khuyến cáo người dân giữ khoảng cách tại Long Beach, California. Ảnh: AFP.
Cách đó vài trăm km, Mary Gail Lowery, nữ giáo viên về hưu, đang câu cá với cháu trai ở Tuscaloosa, bang Alabama. Lowery có đeo khẩu trang nhưng chỉ sử dụng chúng khi vào cửa hàng và "cho đúng trách nhiệm", bởi bà tin rằng khẩu trang không thể giúp chống lại Covid-19.
"Tôi không tin vào những ǵ ḿnh được nghe", bà nói. "Tôi tự ḿnh nghiên cứu. Tôi kiểm tra các thông tin".
Quan điểm về khẩu trang của bà nhận được sự ủng hộ từ Chuck Woolery, người dẫn chương tŕnh tṛ chơi truyền h́nh nổi tiếng.
Tài khoản Twitter với 691.000 người theo dơi của Woolery từng viết rằng "Khẩu trang không khác ǵ biểu tượng cho sự ḱm kẹp" và rằng "Tất cả mọi người, từ Trung tâm Kiểm soát và Ngăn ngừa Dịch bệnh (CDC) cho tới truyền thông, đảng Dân chủ, các bác sĩ.. đều đang nói dối về virus".
Hơn 4 tháng ch́m trong đại dịch, người dân Mỹ vẫn đang bơi, một số "chết đuối", trong biển thông tin mập mờ, nhiễu loạn về Covid-19. V́ thiếu vắng những khuyến cáo nhất quán từ các cấp chính quyền và bản thân Tổng thống Donald Trump cùng các cố vấn của ông cũng bày tỏ hoài nghi về các số liệu khoa học liên quan đến dịch bệnh, nhiều người không biết phải dựa vào đâu để t́m hướng dẫn đáng tin cậy về cách chung sống với nCoV.
Họ t́m đến lời khuyên từ cha mẹ, các nhà khoa học, nhà b́nh luận truyền thông, quan chức y tế địa phương, người nổi tiếng, người có ảnh hưởng trên mạng xă hội, chuyên gia tự phong, nhà vận động chính trị hay trong trường hợp của Woolery là gương mặt giải trí trên truyền h́nh.
Lowery cho biết bà ban đầu nghe theo lời khuyên của người dẫn chương tŕnh Woolery v́ "ông ấy là một người bảo thủ tốt". Nhưng càng về sau, Lowery, 63 tuổi, càng cảm thấy không tin tưởng. Woolery đă xóa tài khoản Twitter sau khi thông báo con trai ông dương tính nCoV.
Lowery lại t́m kiếm những nguồn tin khác, như Fox News, chương tŕnh One America News. "Tôi tra cứu Google nữa, nhưng bạn không biết điều ǵ đúng, điều ǵ sai trên Google. Vậy nên tôi xem chương tŕnh của Bill O’Reilly, ông ấy là người thực tế", bà cho hay.
Bà cũng lục lọi trên Twitter và Facebook, t́m đến những bác sĩ có quan điểm phù hợp với bà, ví dụ một bác sĩ từng viết rằng khẩu trang không phải công cụ hữu hiệu chống lại virus. Hàng loạt nghiên cứu và cả CDC đều khẳng định khẩu trang có tác dụng trong pḥng chống nCoV.
Khi bang New Mexico cho phép pḥng gym nối lại hoạt động, Mikaela Kosich, nhà dịch tễ học đam mê môn trượt patin, háo hức được trở lại đường đua.
"Tôi t́m kiếm thông tin khắp nơi để trả lời cho câu hỏi liệu ḿnh chơi lại patin được chưa? Tôi thực sự muốn t́m thấy câu trả lời rằng ḿnh có thể đi, dù trong thâm tâm tôi biết ḿnh không nên làm vậy. May mắn thay, tôi không thể t́m ra câu trả lời như vậy".
Từ kinh nghiệm của ḿnh, Kosich, hiện công tác tại Đại học New Mexico, hiểu rơ rằng trong vấn đề y tế công cộng thường không có câu trả lời chính xác 100%, nhưng việc các cơ quan khác nhau trong chính quyền đưa ra những thông tin nhiễu loạn khiến người dân Mỹ, thậm chí cả những người có chuyên môn về y tế, phải t́m kiếm hướng dẫn, lời khuyên trên mạng xă hội.
Bà theo dơi Twitter của những chuyên gia bệnh truyền nhiễm và cơ quan y tế địa phương. Tuy nhiên, nhiều bạn bè và người thân của Kosich lại dựa vào những nguồn tin kém chất lượng, không được kiểm chứng.
"Gia đ́nh tôi ở New Jersey muốn tổ chức một bữa tiệc. Họ biết Thống đốc bang vẫn đóng cửa mọi hoạt động, nhưng họ lại thấy nhiều người không tuân thủ quy định mà chính quyền đưa ra. Cuối cùng, họ chọn tin thứ mà họ muốn là đúng", Kosich chia sẻ.
Giữa mớ hỗn độn thông tin liên quan đến dịch bệnh, người dân "cảm thấy mất phương hướng", Ross McKinney Jr., giám đốc khoa học Hiệp hội các Trường đại học Y khoa Mỹ, nhận định. "Họ không biết phải đánh giá rủi ro thế nào".
Để lấp đầy khoảng trống thông tin mà chính phủ tạo ra, các tổ chức y tế, các nhà khoa học đă tự đăng tải những khuyến cáo của riêng họ. Ví dụ, Hiệp hội Y tế Texas đưa ra một bảng xếp hạng nguy cơ nhiễm nCoV trong 37 hoạt động hàng ngày, từ hoạt động ít rủi ro như mở ḥm thư và lấy đồ ăn giao tận nhà tới hoạt động rủi ro cao như tới quán bar hay tham dự những buổi lễ tôn giáo.
"Không có chỉ dẫn rơ ràng từ chính quyền liên bang... đồng nghĩa không có câu trả lời nào đúng hoàn toàn", Ezekiel Emanuel, cố vấn chính sách y tế dưới thời tổng thống Barack Obama, b́nh luận. "Bạn chỉ cần biết các mối rủi ro và mức độ rủi ro nào bạn sẵn sàng chấp nhận".
Babur B. Lateef, bác sĩ nhăn khoa tại Bắc Virginia, chủ tịch hội đồng quản trị trường học hạt Prince William, cho biết ông được nghe rất nhiều phụ huynh nói họ muốn con cái ḿnh được quay trở lại trường học ngay lập tức, nhưng cũng có những người khác cho rằng việc đưa trẻ em quay lại trường học không khác ǵ hành động giết người. Cả hai phía đều dẫn y kiến chuyên gia mà họ t́m thấy trên mạng hoặc trên truyền h́nh nhằm bảo vệ quan điểm của ḿnh.
"Chúng ta không nên để bản thân bị ảnh hưởng bởi những ḍng tweet tràn đầy cảm xúc và giận dữ", Lateef nói. "Chúng ta phải dựa vào khoa học".
Đối với gia đ́nh ḿnh, Lateef và vợ chọn lấy thông tin từ trang theo dơi t́nh h́nh dịch bệnh của Đại học Johns Hopkins, Đại học Washington và cơ quan y tế bang Virginia. Ông cố gắng tránh xa mạng xă hội.
Jessica Sandfort, bà mẹ hai con ở thành phố Vancouver, bang Washington, t́m thấy trang Twitter của Andy Slavitt hồi đầu tháng ba và ấn tượng với bản mô tả về chủ nhân trang. Ông vận hành chương tŕnh bảo hiểm y tế Medicaid và Medicare dưới thời Obama. Slavitt c̣n không ngần ngại chỉ trích những thất bại của chính quyền trong nỗ lực ứng phó Covid-19.
"Thông tin đến từ Nhà Trắng thực sự thiếu thốn", Standfort nói. "V́ thế, những hiểu biết của Andy giúp lấp đầy những lỗ hổng đó. Ông ấy đă nói chuyện với các chuyên gia trên nhiều lĩnh vực khác nhau để thu thập thông tin về tất cả mọi thứ, từ phát triển vaccine đến phân phối thực phẩm".
Dù vui v́ được đón nhận, Slavitt vẫn cảnh báo hơn 500.000 người theo dơi ḿnh trên Twitter rằng họ không nên chỉ dựa vào một nguồn thông tin. Theo ông, tất cả mọi người nên chọn ra ít nhất ba nguồn thông tin, "tập trung vào những người nói 'Tôi không biết' càng nhiều càng tốt, những người chia sẻ thông tin mà họ biết và có dẫn nguồn".
Gooch, bà mẹ ở Richmond, t́m kiếm thông tin về dịch bệnh từ báo New York Times, Richmond Times-Dispatch và thường xuyên nghe kênh NPR. Cô coi Covid-19 là một mối nguy hiểm thực sự nhưng không phải lư do ngăn trẻ em đến trường. Cô không có thời gian đào sâu nghiên cứu khoa học nhưng cô lấy thông tin từ kênh Fox News để cố lư giải quan điểm rất khác biệt về nCoV của những người họ hàng ở Oklahoma.
Cô đă đọc về những đứa trẻ mắc hội chứng viêm hiếm gặp liên quan tới Covid-19. "Nhưng với tôi, đó là điều chưa rơ ràng. Trong khi đó, điều rất rơ ràng là con tôi hiện không được phát triển về mặt xă hội, hành vi, năng lực học tập", Gooch nhấn mạnh.
Cuối cùng, về câu hỏi có nên mở cửa trường học hay không, cô kết luận Tổng thống Trump cũng có ư đúng. Theo Gooch, các quan chức y tế công cộng và truyền thông tập trung quá nhiều vào viễn cảnh tồi tệ nhất của dịch bệnh mà quên đi tác động khủng khiếp mà các biện pháp phong tỏa mang lại. Chúng khiến những bậc cha mẹ như cô chật vật vừa làm việc, chăm sóc con cái, vừa phải cố gắng t́m hiểu làm thế nào để giữ an toàn cho cả gia đ́nh giữa đại dịch.
Theo McKinney, thông thường, theo thời gian, thông tin chính xác sẽ dần dần được chấp nhận và thông tin thất thiệt sẽ biến mất bởi thực tế sẽ giúp chứng minh rằng chúng hoàn toàn sai. Nhưng trong bối cảnh áp lực cao và niềm tin sụt giảm như hiện nay, con đường dẫn tới tiếng nói chung vô cùng gập ghềnh.
"Mọi người giờ đây có xu hướng không c̣n tin tưởng vào chuyên gia", McKinney đánh giá. "Chúng ta đang bước vào giai đoạn tiến hóa về cách ta thu thập và xem xét thông tin và dịch bệnh bùng phát vào đúng giai đoạn tiến hóa đó".