07/19/20
Có một thói quen rất nguy hiểm mà người Việt thường xuyên sử dụng trong giao tiếp, đó là thói quen ngụy biện.
Thói quen này đă lây nhiễm một cách vô h́nh từ giao tiếp thường nhật, từ tâm lư thắng thua khi tranh căi, và nhất là trong cộng đồng cư dân mạng.
Ngụy biện hay Fallacy là khái niệm để chỉ những cách lập luận tưởng chừng là đúng, nhưng thực chất lại là sai lầm và phi logic trong tranh luận. Ngụy biện có thể biến một vấn đề từ sai thành đúng, và từ đúng trở thành sai. Ngụy biện có thể dẫn đến những cái nh́n sai lệch và tư duy sai lầm mà chính bản thân người nói cũng không nhận ra được.
Ngụy biện như một thứ mặt nạ xấu xí khiến người ta tư duy lệch lạc mà không hay biết.
Trên thế giới, ngụy biện đă trở thành một kiến thức được biết đến rộng răi, và các nhà nghiên cứu đă thống kê khoảng trên dưới 100 loại ngụy biện khác nhau.
Đáng tiếc là tài liệu về ngụy biện tiếng Việt chỉ có một vài nguồn
“Nếu anh là họ mà anh làm được th́ hẵng nói”
Đặt ḿnh vào vị trí người khác là một tiêu chuẩn người xưa dùng để tu sửa bản thân, hướng vào bản thân t́m lỗi, là một nét văn hóa rất độc đáo của phương Đông. Tuy nhiên câu nói đó chỉ sử dụng khi một người tự răn ḿnh, chứ không phải là một câu nói dùng trong tranh luận. Việc sử dụng nó trong tranh luận không chỉ là sự bịt miệng những phê b́nh của người khác, không giải thích các luận điểm của người khác, mà c̣n chứng tỏ rằng chúng ta đang phá hoại và lăng quên văn hóa truyền thống của chính ḿnh.
“Tại sao anh dám nói chúng tôi sai? Anh là một tên phản bội dân tộc”
Kiểu lập luận chụp mũ này mặc nhiên coi ḿnh là đúng, họ là sai, và những người đồng quan điểm với họ cũng là sai. Nó không hề đưa ra một thứ logic nào, nhưng lại cắt ngang một cái giới tuyến, và tùy tiện định tội cho người khác.
Tất nhiên đây mới chỉ là những câu ngụy biện cơ bản nhất, thường thấy nhất. “Văn hóa ngụy biện” đă ngày càng xuất hiện thường xuyên hơn, muôn h́nh vạn trạng, và luôn ẩn giấu trong tư duy của người Việt. Vậy nguyên nhân của thói quen này là từ đâu?
Trong phần nhiều các lỗi ngụy biện thường gặp của người Việt, có một tâm lư cơ bản hiện rơ ra khi tham gia thảo luận, đó chính là tâm tranh đấu, hiếu thắng, và không hề tôn trọng người đối diện. Ngoài đó ra, chúng ta cũng hay bị ảnh hưởng của tâm lư đám đông, lợi dụng tâm lư đám đông để che đi trách nhiệm của bản thân ḿnh.
Muốn tránh cách biện luận ngụy biện, chúng ta không những phải sửa lối viện dẫn ṿng vo, thiếu suy nghĩ, mà c̣n phải sửa chính từ tâm thái của ḿnh khi trao đổi và luận bàn về mọi việc.
Điều cơ bản nhất khi tham gia tranh luận là có trách nhiệm trong lời nói của chính ḿnh và biết tôn trọng người đối diện.
Quang Minh tổng hợp