Hoài nghi đập Tam Hiệp xả lũ sớm hơn thông báo. Dựa vào ảnh vệ tinh, một đại tá quân đội Ấn Độ cáo buộc đập Tam Hiệp xả lũ sớm hơn thông báo và với tốc độ cao hơn nhằm "cuốn trôi bằng chứng Covid-19".
Dù mùa mưa thường niên bắt đầu từ 29/5 và Cục Dự báo Khí tượng Quốc gia Trung Quốc (CMA) liên tục phát cảnh báo mưa lũ suốt tháng 6, nhưng tới 29/6, chính quyền Trung Quốc mới thông báo đă xả lũ lần đầu trong năm nay. Bắc Kinh tuyên bố công ty vận hành đập Tam Hiệp đă mở hai cổng xả vào sáng 29/6, đánh dấu lần xả lũ đầu tiên của đập thủy điện lớn nhất thế giới năm 2020.
Tuy nhiên, Vinayak Bhat, một đại tá nghỉ hưu của quân đội Ấn Độ chuyên tư vấn về nguồn t́nh báo mở (OSINT) cho tờ India Today, hôm 10/7 công bố ảnh vệ tinh trên tờ báo này, cho thấy dấu hiệu xả nước từ ít nhất 5 cổng xả lớn và 5 cổng xả nhỏ hôm 24/6, sớm hơn 5 ngày so với thông báo của chính quyền Trung Quốc. Trạm quan sát thủy lợi của thành phố Trùng Khánh hôm 22/6 đă đưa ra cảnh báo lũ màu đỏ trên sông Kỳ Giang, một nhánh của sông Trường Giang hay c̣n gọi là sông Dương Tử. Đây là mức cao nhất trong thang 4 nấc lần đầu tiên trong 80 năm.
Đập Tam Hiệp ngày 24/6 qua vệ tinh. Đồ họa: India Today.
Theo Vinayak, lượng nước trong hồ chứa ở đập Tam Hiệp gây hoài nghi. Mức nước hồ chứa hôm 24/6, hai ngày sau trận lũ lớn ở thượng nguồn, lại thấp hơn 15 mét so với một bức ảnh ngày 27/10/2017, khi toàn bộ cổng xả lũ đều đóng.
Dựa trên mực nước của đảo Trung Bảo tại hồ chứa Tam Hiệp, Vinayak cho rằng mực nước cao hơn 15 mét so với năm 2017 và việc xả lũ ngày 24/6 là không cần thiết. Ngoài ra, với trận lũ 80 năm có một trên thượng nguồn hôm 22/6, đáng lẽ mực nước trong hồ chứa Tam Hiệp phải tương đương so với ảnh vào tháng 10/2017, thời điểm mùa lũ đă đi qua vài tháng.
Hôm 27/6 và 28/6, nhiều video trên mạng xă hội cho thấy thành phố Nghi Xương ngay dưới chân đập Tam Hiệp đă trải qua một trận lụt lớn. Người dân nghi ngờ lụt do đập xả lũ để giảm sức ép lên cấu trúc đập và dân thường phải trả giá.
Ngoài ra, ảnh vệ tinh gần nhất cho thấy đập dường như xả nhiều nước hơn so với những ǵ chính phủ Trung Quốc công bố. Hôm 29/6, Bắc Kinh thông báo mở hai cổng xả lũ tại đập Tam Hiệp.
Đập Tam Hiệp ngày 27/10/2017. Đồ họa: India Today.
Báo nhà nước CGTN hôm 3/7 cho biết Tam Hiệp đă mở ba cổng xả lũ hôm 2/7. Tờ báo sau đó tuyên bố tốc độ xả đạt tới 50.000 m3 mỗi giây, trong khi ḍng chảy được "kiểm soát" ở tốc độ trung b́nh hàng ngày là 35.000 m3 mỗi giây. Với tốc độ xả lớn, CGTN cho hay đă làm giảm 30% lưu lượng đỉnh của sông Trường Giang, "giảm áp lực kiểm soát lũ ở trung và hạ lưu sông một cách hiệu quả".
Tuy nhiên, một ảnh vệ tinh hôm 9/7 cho thấy đập Tam Hiệp đă mở hết toàn bộ cổng xả lũ. Đập tràn Tam Hiệp bao gồm 23 cửa xả đáy và 22 cửa cống bề mặt.
Vinayak ước tính tất cả cửa xả lũ của Tam Hiệp đều mở một phần, ít nhất 5 cổng mở hết cỡ. Ông cho biết cấu trúc đập được thiết kế chịu áp lực từ mực nước cao hơn nhiều, do đó không cần thiết phải mở cổng xả lũ sớm từ ngày 24/6.
Vinayak cáo buộc mục đích của việc xả lũ sớm là "cuốn trôi mọi bằng chứng trước khi đại diện của Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) đến kiểm tra các bệnh viện và pḥng khám ở Vũ Hán". Hai chuyên gia của WHO đă tới Bắc Kinh cuối tuần trước nhằm thảo luận kế hoạch tới Vũ Hán điều tra nguồn gốc Covid-19.
Đập Tam Hiệp ngày 9/7. Đồ họa: India Today.
Đại tá Ấn Độ cho hay ảnh vệ tinh mới nhất đến từ nhà cung cấp ảnh nguồn mở Sntinel, c̣n ảnh cũ hơn lấy từ Google Earth.
Mưa lũ tấn công miền nam và miền trung Trung Quốc nhiều tuần nay, khiến hơn 37 triệu người khắp 27 trong số 31 địa phương cấp tỉnh nước nay bị ảnh hưởng, 2.000 người phải sơ tán, 141 người chết hoặc mất tích và thiệt hại kinh tế hơn 12 tỷ USD.