Mực nước ở Giang Tây dâng cao rất nhanh và c̣n cao hơn so với mực nước trong trận lụt lịch sử năm 1998.
Dù đă sống ở ủy ban thôn đến ngày thứ 3 nhưng bà Châu Nhạn Nữ vẫn đêm đêm khó ngủ. Bà luôn canh cánh "nhà cửa sẽ không bị sập chứ?". Trước khi trận lụt xảy ra, bà và gia đ́nh đă dành bốn ngày để chuyển đồ, đưa tất cả đồ đạc của gia đ́nh lên tầng hai, bao gồm một ổ gà con và một con chó.
Ngôi nhà của bà Châu ở Thuấn Đức được xây vào năm 1993. Trong trận đại hồng thủy lịch sử năm 1998, khi nước lũ tràn vào nhà, mực nước c̣n chưa qua bắp chân. Khi đó, bà và gia đ́nh cũng chạy lên tầng hai để tránh lũ.
Nhưng trận lũ năm nay khiến bà sợ hăi thực sự: Ngôi nhà đă một lần tránh được thảm họa vào năm 1998 nếu bị ngập trong một thời gian dài trong năm nay, nếu nó bị sập, bà sẽ trắng tay.
Chịu ảnh hưởng bởi lượng mưa lớn liên tục và nước từ thượng nguồn sông Trường Giang, khu vực hồ Bà Dương (Giang Tây) đă xảy ra đại hồng thủy. Tính đến 7h ngày 15/7, mực nước của trạm Hồ Khẩu, hồ Bà Dương đạt 22,19m, vượt quá mức cảnh báo 2,69m. Trước t́nh h́nh nghiêm trọng, chính quyền địa phương đă buộc phải tiến hành chủ động xả lũ.
Thôn Thuấn Đức nơi bà Châu sống v́ thế nhanh chóng bị nước lũ vây khốn.

Mực nước dâng cao ở Giang Tây. Ảnh: The Papper
"Hàng năm, mực nước hồ Bà Dương (hồ ngoài) đều sẽ nâng cao, người địa phương thường không lo lắng bởi dung tích hồ trong vẫn c̣n rất lớn nhưng không ngờ khí hậu năm nay bất thường, mưa liên tục và c̣n mưa rất lớn. Đặc biệt như vào đêm 7/7, mưa lớn suốt đêm khiến hồ trong chả mấy chốc mà đầy nên nước dâng cao ở hồ ngoài, mực nước hồ trong hồ ngoài đồng thời dâng cao, thật đáng sợ", bà Châu nói với The Paper.
Vào ngày 9/7, chính quyền Thuấn Đức đă ra thông báo "Nhắc nhở an toàn trong mùa lũ", người dân ở vùng thấp được yêu cầu thu dọn đồ đạc, chuyển tới nơi an toàn.
Bà Châu Nhạn Nữ theo đó, bắt đầu chuyển đồ đạc của gia đ́nh lên tầng hai. Chó gà cũng được đưa lên tầng hai tránh lũ.
Đến nửa đêm 11/7, chính quyền Thuấn Đức tiếp tục yêu cầu những hộ dân sống ở khu vực nguy hiểm cần hoàn thành việc sơ tán ngay trong ngày hôm sau.
"Không ngập được, không ngập được", bà Châu đă nghĩ như thế khi các cán bộ đến nhà thông báo việc sơ tán. Sau trận lụt năm 1998, nước sông không tràn qua đê và mực nước cũng không cao như vậy.
Nhưng giờ đây, nh́n cánh đồng lúa trước nhà đầy nước và 3 mẫu đất của gia đ́nh cũng bị ngập, bà mới tin rằng trận lụt thực sự đă đến.
Ông Tạ Thắng Bân, người đứng đầu thị trấn Thuấn Đức nói rằng đặc điểm lớn nhất của trận lụt năm nay là mực nước của hồ ngoài đang dâng quá nhanh. Vào ngày 6/7, khi mực nước của hồ ngoài đạt 19,5m, tất cả các nhân viên pḥng chống lũ đă đi kiểm tra. Nhưng sau khi vượt qua mức cảnh báo, mực nước của hồ ngoài đă tăng lên 21,68m trong chốc lát. Tốc độ dâng cao rất nhanh và mực nước lũ c̣n cao hơn năm 1998.
Là thị trấn có độ cao so với mực nước biển thấp nhất so với các khu vực khác dọc theo hồ Bà Dương nên địa phương này bị ảnh hưởng rất lớn.
Nhà bà Châu có 3 mẫu đất nông nghiệp trồng lúa, vừng, bông và rau màu đều bị ngập. "Tôi buồn bă cả ngày nay, cũng chẳng thiết ăn uống", bà ngồi thẫn thờ bên giường ngủ mặc dù đă đến giờ ăn tối.
Phó Bí thư đảng ủy Thuấn Đức, ông Điền Bưu Xuân kể lại, trận lụt lịch sử năm 1998 đă kéo dài hơn 40 ngày, đến đầu tháng 9, nước mới rút. "Nếu lần này lũ lụt kéo dài 1,2 tháng nữa th́ không kịp canh tác vụ lúa muộn nữa".
Đại diện thôn cho biết, nếu lũ rút sớm, vật tư cứu trợ kịp đến th́ nông dân c̣n kịp cày cấy. Nếu lũ không rút th́ không làm ǵ được hết và năm nay người nông dân sẽ thất thu. Đây là điều vô cùng bất lợi cho hầu hầu người dân.
Theo số liệu thống kê sơ bộ từ ngày 6/7 đến ngày 15/7, trận lụt lần này đă khiến 6.434 triệu người, 584,7 ngh́n ha diện tích đất canh tác bị ảnh hưởng, thất thu trên 123,8 ngh́n ha, 1.494 ngôi nhà bị sập. Thiệt hại kinh tế là 11,83 tỷ Nhân dân tệ.
VietBF @ Sưu tầm