Chuyên gia TQ giải thích v́ sao đập Tam Hiệp "vô dụng" trước lũ lớn. Vai tṛ của đập Tam Hiệp – con đập được xây dựng với mục đích chính là điều tiết lũ sông Dương Tử – bị đặt dấu hỏi lớn khi Trung Quốc đang chịu thiệt hại do mưa lũ nặng nề nhất trong ṿng 3 thập kỷ trở lại đây.
Cảnh từ đập Tam Hiệp nh́n ra sông Dương Tử (ảnh: Reuters)
Trung Quốc cho rằng đập Tam Hiệp đă giúp “cắt đỉnh” đợt lũ thứ nhất trên sông Dương Tử năm nay, giảm thiểu thiệt hại về người và kinh tế, số người phải di dời, sơ tán cũng giảm.
Tuy nhiên, một số chuyên gia cho rằng, mực nước đang dâng cao trên sông Dương Tử và các hồ chứa cho thấy đập Tam Hiệp không làm tốt vai tṛ của ḿnh.
“Tác dụng quan trọng nhất của đập Tam Hiệp khi được xây dựng là kiểm soát lũ lụt, nhưng chưa đầy 20 năm kể từ khi nó đi vào hoạt động, chúng ta đă chứng kiến một trong những trận lũ lớn nhất ở Trung Quốc từng được ghi nhận”, David Shankman – chuyên gia địa chất của Đại học Alabama – nhận xét.
Hôm 13.7, Ye Jianchun – Thứ trưởng Bộ Thủy lợi Trung Quốc – cho rằng, thông qua 2 đợt xả lũ, đập Tam Hiệp đă chứng tỏ hiệu quả trong việc kiểm soát lũ lụt năm nay.
Ông Ye Jianchun nói thêm rằng, 64,7 tỷ mét khối nước lũ đă được trữ tại 2.297 hồ chứa ở khu vực Tây Nam Trung Quốc. Trong đó, 2,9 tỷ mét khối nước lũ trữ ở đập Tam Hiệp.
Tập đoàn Tam Hiệp cho rằng, việc đập Tam Hiệp xả lũ đă có hiệu quả là giảm lưu lượng nước dồn về và hạ thấp mực nước trên sông Dương Tử. Tổng nước lũ được trữ đă đạt 88% dung tích hồ chứa đập Tam Hiệp.
Không hài ḷng với những tuyên bố này, ông Fan Xiao – chuyên gia địa chất học người Trung Quốc – cho rằng, khả năng trữ lũ của đập Tam Hiệp là thấp, chỉ ở dưới 9% lượng nước lũ của sông Dương Tử đổ về.
“Đập Tam Hiệp chỉ tạm thời ngăn được một phần lũ lụt từ thượng nguồn, nó vô dụng trong việc điều tiết lũ do mưa lớn ở khu vực trung lưu, hạ lưu sông Dương Tử”, ông Fan nhận định.
Ông Fan nói rằng đập Tam Hiệp và các dự án đập lớn khác của Trung Quốc chỉ khiến cho t́nh h́nh mưa lũ trở nên tồi tệ hơn. Nguyên nhân là bởi đập Tam Hiệp làm thay đổi ḍng chảy của sông Dương Tử, khiến nước lũ đổ về nhanh hơn.
Đập Tam Hiệp không có tác dụng trong kiểm soát lũ lớn như năm nay, theo chuyên gia (ảnh: Xinhua)
Ông Fan chỉ ra rằng, mặc dù được thiết kế để trụ vững trước mực nước cao 175 mét và lưu lượng nước dồn về lên tới 75.000 m3/giây, nhưng trong đợt lũ số 1 trên sông Dương Tử, khi mực nước trong hồ chứa mới dâng 149 mét, đập Tam Hiệp đă phải xả lũ 2 lần.
Việc đập Tam Hiệp xả lũ đă có tác động tiêu cực đến t́nh h́nh ngập lụt ở một số thành phố hạ nguồn, theo Reuters.
“Áp lực sản xuất điện của đập Tam Hiệp cũng làm suy yếu khả năng kiểm soát lũ của nó”, ông Fan nói.
“Đập Tam Hiệp chỉ có thể giúp kiểm soát lũ trong những năm có lượng mưa trung b́nh thấp. Khi thời tiết trở nên ngày càng khắc nghiệt, con đập rất dễ bị tổn thương. Đập Tam Hiệp không có nhiều vai tṛ trong các trận lụt lịch sử”, ông Fan nói thêm.
VietBF@ sưu tầm.