Trong tuần qua, Tối Cao Pháp Viện (viết tắt TCPV) đă có những phán quyết về các chuyện “lùm xùm” dính líu đến tổng thống Trump, cũng như giữa các vị theo tư tưởng “phóng khoáng”.
1. Chuyện đầu tiên là vụ giấy tờ khai thuế của tổng thống Trump. TCPV với tỷ lệ 7/2 đă phán rằng quan ṭa và đại bồi thẩm đoàn ở New York có quyền ra trát ṭa đ̣i xem hồ sơ thuế của ông Trump trước khi ông đắc cử (trong ṿng 8 năm đổ lại). Đây là vụ kiện mà quan ṭa ở New York đ̣i xem giấy tờ khai thuế của ông Trump có lem nhem ǵ không, nhất là muốn xem chuyện ông Trump có trả tiền cho cô đào đóng phim sexy hay không. Báo chí như thường lệ chống Trump đă “hồ hởi” cho rằng Trump đă thua và giờ là phải giao nạp hồ sơ thuế ra cho mọi người biết, và rồi chuyện Trump nói láo về việc “ăn bánh trả tiền” sẽ bị phanh phui. Tuy nhiên, báo chí đă vô t́nh làm lơ đưa tin không chính xác lắm khi TCPV phán rằng ṭa New York có quyền ra trát ṭa, và hồ sơ đó chỉ để “phục vụ” vụ kiện tụng chứ không được phổ biến trong công chúng. Hơn nữa, phán quyết chỉ nói ṭa New York có quyền ra trát ṭa, và ông Trump vẫn có quyền khước từ xin ṭa sơ thẩm xem xét lại. Thế nào rồi cũng kéo dài qua ... bầu cử. Mà qua bầu cử th́ chắc phía đảng DC chẳng ai thèm tố chuyện “ăn bánh trả tiền” nữa, ngoại trừ muốn t́m thêm chuyện để ... “đàn hặc” (nếu Trump tái đắc cử).
2. Cũng chuyện giấy tờ khai thuế của tổng thống Trump. Nhân việc ṭa New York muốn xem tờ khai thuế của ông Trump, các ủy ban tài chánh ở Hạ Viện do các dân biểu theo đảng Dân Chủ cũng đ̣i coi giấy tờ khai thuế của ông Trump để họ biết nhằm ... soạn luật mới (chẳng biết luật ǵ, chắc là luật ra ứng cử quá). Thế nhưng TCPV đă ra phán quyết không chấp thuận việc này và trả hồ sơ về ṭa sơ thẩm để nghiên cứu thêm về nguyên tắc phân quyền giữa hành pháp và lập pháp. Nói cách khác, hành pháp và lập pháp được xem là “ngang ngang” nhau, không thể nào anh lập pháp đ̣i bắt ép anh hành pháp được. Báo chí dĩ nhiên ... “im hơi lặng tiếng” về phán quyết này.
3. Một phán quyết khác cũng ít thấy báo chí nhắc đến nhiều là việc TCPV với tỷ lệ 7/2 (cũng là 7/2) đă ra phán quyết cho phép các trường tư thục có quyền tuyển lựa các giáo sư theo tín ngưỡng của trường, không bị kiện v́ “kỳ thị” không tuyển các giáo sư theo tôn giáo khác. Xin nhắc lại đây là vụ kiện của giới phóng khoáng khi cho rằng các trường tư thục không chịu tuyển các giáo sư khác tôn giáo của trường. Xin nói thêm, các trường tư thục ở Mỹ phần đông là do các nhà thờ, các tổ chức tôn giáo thành lập. Ngoài việc dạy học, trường cũng có mục đích khác là “dụ” người theo tôn giáo ḿnh. Theo TCPV, các trường tư thục là muốn quảng bá tôn giáo của ḿnh chứ không phải v́ mục tiêu giáo dục. Do đó, họ có quyền tuyển người theo đúng mục tiêu của họ. Ở đây, theo ư kiến riêng của bản thân người viết, các trường tư thục hiện nay (đa số là công giáo và tin lành) là nơi đang cố giữ ǵn “truyền thống” nhất. Trong khi các trường đại học lớn ở Mỹ, các giáo sư phóng khoáng , các giáo sư có tư tưởng thiên về chủ nghĩa xă hội đang chiếm số đông và ảnh hưởng rất lớn đến các sinh viên ra trường. Cho nên có thể thấy sự khác biệt giữa trường công và trường tư thục rất nhiều.
4. Một phán quyết nữa, với tỷ lệ 9/0 (100%), TCPV cho quyền các tiểu bang phải bắt buộc các vị đại diện cử tri trong cử tri đoàn phải bỏ phiếu cho người đă thắng ở tiểu bang của họ. Đây là vụ “lùm xùm” do các chính trị gia đảng Dân Chủ hồi năm 2016 khi đ̣i các đại diện cử tri có quyền tự do muốn bỏ phiếu cho ai làm tổng thống ở lần bỏ phiếu đại cử tri vào tháng 12. Nói cách khác, số phận tổng thống là do mấy ông bà đại diện đó muốn bỏ phiếu cho ai là ... “tùy hỷ”. Tuy nhiên, chuyện này không thể nào xảy ra khi 100% các vị thẩm phán tối cao đều bỏ phiếu ... “NO”. Theo lời giải thích của TCPV th́ các vị đại diện đó là đại diện cho dân trong tiểu bang của họ và phải bỏ phiếu theo ư dân trong tiểu bang đó, chứ họ không phải bỏ phiếu cho cá nhân của họ mà tự ư bỏ phiếu theo ư của ḿnh.
Cho nên, những ai lâu nay cứ “khóc lóc, la làng” rằng bà Hillary mới là người thắng cử v́ hơn tổng số phiếu bầu của công chúng trên toàn nước Mỹ (population vote) th́ làm ơn xem lại hiến pháp Mỹ và luật hiện hành nhé.
Đọc báo, xem truyền h́nh th́ cũng nên t́m hiểu thêm chứ nhiều b́nh luận gia cũng “phân tích”, “b́nh luận” bừa băi, loạn cào cào cả lên v́ ai cũng vỗ ngực xưng tên: “tôi là chuyên gia” cả.
-----------
Ảnh: Supreme Court