Giới chuyên gia cho rằng, việc Mỹ bác bỏ hầu hết yêu sách chủ quyền của Trung Quốc ở Biển Đông là một động thái quan trọng được ví như một “đ̣n ngoại giao” nhằm vào nước này.
Ngoại trưởng Mỹ Mike Pompeo (Ảnh: Getty)
Đ̣n ngoại giao nhằm vào Trung Quốc
Mỹ ngày 13/7 đă ra tuyên bố bác bỏ hầu hết tuyên bố chủ quyền phi lư của Trung Quốc ở Biển Đông. Một động thái được cho là có thể khiến quan hệ hai bên căng thẳng.
Theo Reuters, Ngoại trưởng Mỹ Mike Pompeo ngày 13/7 ra tuyên bố nhấn mạnh: "Chúng tôi muốn nói rơ ràng rằng: Các yêu sách của Bắc Kinh đối với các tài nguyên ngoài khơi ở hầu hết Biển Đông là hoàn toàn bất hợp pháp do các hành động đe dọa để kiểm soát các nguồn tài nguyên đó. Thế giới không cho phép Bắc Kinh coi Biển Đông như đế chế hàng hải của riêng họ".
"Mỹ đứng về phía các đồng minh và đối tác Đông Nam Á nhằm bảo vệ quyền chủ quyền đối với các tài nguyên ngoài khơi, nhất quán quyền và nghĩa vụ theo luật pháp quốc tế. Chúng tôi đứng về phía cộng đồng quốc tế nhằm bảo vệ tự do hàng hải, tôn trọng chủ quyền và bác bỏ bất cứ quan điểm nào cho rằng lẽ phải thuộc về kẻ mạnh ở Biển Đông và khu vực", tuyên bố cho biết thêm.
Nhận định về động thái này, Gregory Poling, chuyên gia cấp cao về Đông Nam Á và Giám đốc Minh bạch Hàng hải Châu Á tại Trung tâm Chiến lược và Nghiên cứu Quốc tế (CSIS), nhận định động thái này "có ư nghĩa quan trọng".
“Điều cơ bản Mỹ nói đó là Mỹ tiếp tục trung lập về vấn đề chủ quyền đối với các đảo hoặc băi đá ở Biển Đông, nhưng chúng ta không c̣n im lặng về các tuyên bố chủ quyền phi pháp của Trung Quốc ở Biển Đông”, ông Polling nói. Chuyên gia này cũng cho rằng, t́nh h́nh sẽ phụ thuộc phần lớn vào những động thái sau tuyên bố này của Washington, song ông gọi đây là “một đ̣n ngoại giao lớn” của Mỹ.
“Nó cho phép Mỹ rành mạch cáo buộc các hành động của Trung Quốc là bất hợp pháp, không chỉ là gây bất ổn hay không có ư nghĩa, mà là phi pháp. Điều đó hỗ trợ cho các đối tác của Mỹ như Việt Nam, Philippines (trong khẳng định chủ quyền ở Biển Đông) và tiếp tục tăng sức ép lên các quốc gia khác, ví dụ như châu Âu, bỏ lớp bọc an toàn để nói lên quan điểm của họ”.
Zack Cooper, chuyên gia nghiên cứu cấp cao tại Viện Doanh nghiệp Mỹ, nhận định với CNN rằng: “Mỹ đang ủng hộ các tuyên bố chủ quyền của các quốc gia (Đông Nam Á) ở khu vực Biển Đông. Bây giờ, nếu Mỹ muốn hỗ trợ một đồng minh hay một đối tác ở Biển Đông đang bị Trung Quốc dồn ép, họ có lư do pháp lư để nói rằng các hành động của Trung Quốc là phi pháp … Mặc dù trước đó Ngoại trưởng Pompeo nói các hành động của Trung Quốc là cưỡng ép, nhưng ông không nói đó là các hành động phi pháp, nhưng bây giờ ông hoàn toàn có thể nói điều đó”.
Chuyên gia này nhấn mạnh thêm: “Hiện giờ, các lực lượng của Mỹ có thể dễ dàng hỗ trợ các nước đồng minh hoặc đối tác trong khu vực nếu các nước đó bị Trung Quốc thách thức ở vùng đặc quyền kinh tế hợp pháp ở Biển Đông”.
Mỹ - Trung có thể leo thang căng thẳng
Các máy bay từ Không đoàn tàu sân bay số 5 và Không đoàn tàu sân bay số 17 bay thành đội h́nh phía trên hai tàu sân bay USS Nimitz và USS Ronald Reagan tại Biển Đông ngày 6/7. (Ảnh: Reuters)
Ngay sau tuyên bố của Bộ Ngoại giao Mỹ, Đại sứ quán Trung Quốc tại Washington đă ra thông cáo ngang ngược chỉ trích tuyên bố của Mỹ sai sự thật và làm gia tăng căng thẳng trong khu vực.
Người phát ngôn này nói rằng, Trung Quốc sẽ "tiếp tục giải quyết các tranh chấp thông qua đối thoại, tham vấn với các nước có liên quan trực tiếp, giải quyết bất đồng thông qua quy tắc và cơ chế để đạt được kết quả đôi bên cùng có lợi".
Kelsey Broderick, một chuyên gia phân tích t́nh h́nh châu Á của tổ chức Eurasia Group, nhận định động thái mới của Mỹ có thể kéo theo những đ̣n "ăn miếng, trả miếng" giữa Mỹ và Trung Quốc. "Căng thẳng có thể leo thang ở nhiều lĩnh vực khác nhau", ông Broderick nói và cho rằng Trung Quốc có thể ngang ngược tuyên bố lập "Vùng nhận diện pḥng không" ở Biển Đông. Mỹ từ lâu ra thể hiện quan điểm rằng, nếu Bắc Kinh lập Vùng nhận diện pḥng không ở Biển Đông, hành động này sẽ vi phạm tự do hàng không, hàng hải tại vùng biển quốc tế này.
Michael Green, chuyên gia cấp cao tại Trung tâm Chiến lược và Nghiên cứu Quốc tế, nói: “Tôi hy vọng Mỹ sẽ trao đổi với các quốc gia trong khu vực để đảm bảo quan điểm mới sẽ kiềm chế được các hành động cưỡng bức của Trung Quốc”.
Trong khi c̣n nhiều tranh luận về mục đích tuyên bố mới nhất của Washington, một số chuyên gia cho rằng, tuyên bố có thể giúp đương kim Tổng thống Mỹ Donald Trump “ghi điểm” trước thềm cuộc bầu cử vào tháng 11 với lập luận rằng ông đă kiềm chế được Bắc Kinh, điều mà những người tiền nhiệm không làm được.
VietBF@sưu tập