(Bài đăng lại từ Nick cũ)
Mới đây (10/4/2020), ngân hàng Nhà nước dự định tung ra 1 triệu tỷ đồng để bơm vào nền kinh tế trong năm nay, đó có phải tín hiệu vui? Bên cạnh đó truyền thông quốc tế đưa tin Việt Nam đàm phán để vay 1 tỷ USD để bù vào thâm hụt do dịch Covid gây ra. 1 triệu tỷ đồng tương đương với hơn 43 tỷ đô, vậy tại sao Việt Nam phải vay tiền? Để hiểu điều này thì ta phải hiểu đúng ý nghĩa của tiền tệ.
![](https://www.vietbf.com/forum/attachment.php?attachmentid=1618286&d=1594667976)
1.Thực ra tiền tệ là một loại hàng hóa đặc biệt, nó ngang giá với món hàng mà mình trao đổi. Ví dụ thời xưa người ta đem 5 con gà đến tận nơi để đổi một con dê thì rất cực, thế thì bây giờ nhờ phát minh ra tiền, người ta có thể đổi 5 con gà thành tiền dễ dàng mang đi và mua con dê về. Nói cách khác, tiền là vật trung gian giữa 5 con gà và một con dê, nó chỉ có thể đổi chác chứ không thể thay thế con gà và con dê nếu chúng không có. Như vậy, yếu tố để quyết định giá trị đồng tiền là sản phẩm. Không có sản phẩm thì tiền sẽ không có giá trị.
Nền kinh tế của một quốc gia cũng thế, nó dựa trên tổng sản phẩm của toàn quốc làm ra, căn cứ vào đó người ta quy định giá trị của đồng tiền. Tạo ra nhiều sản phẩm, tiền càng có giá, ít sản phẩm thì tiền mất giá. Ví dụ 1000 ký gạo quy định là 10 triệu, tương đương 1 ký 10 ngàn, nhà nước sẽ in ra lượng tiền chi tiêu tương đương. Nếu năm sau lượng gạo làm ra là 2000 kí, như thế 10 ngàn sẽ được hai kí, bằng ngược lại, do thiên tai mất mùa chỉ làm được 500 ký thì phải dùng 20 ngàn để mua một ký.
Nói về quy tắc in tiền, các nhà quản lý để tránh tình trạng lạm phát và nạn tiền giả người ta bắt buộc các dãy số và số seri phải khác nhau. Ví dụ bên góc phải mặt sau tờ tiền bắt đầu bằng hai chữ cái và tám con số, lấy từ Aa 00000001 đến Aa 99999999 thì chuyển sang Ab, lần lượt như vậy đến AZ thì chuyển sang Ba 000001 và nếu đến ZZ 99999999 thì sẽ tới "thiên đường" nhanh chóng,
lúc đó toàn dân sẽ là tỷ phú như Zimbabwe!
Do đó chính phủ các nước rất hạn chế trong việc bơm tiền mới ra thị trường để tránh lạm phát.
Lâu nay, ta nghe Chính phủ Mỹ hay các nước tung các gói cứu trợ cho dân chúng và doanh nghiệp khi có khủng hoảng dựa trên 2 hình thức: một là tiền thuế của dân đóng góp, hai là chính tiền trong tài khoản của dân.
Ở hình thức thứ hai chính là hình thức kiểm soát số tiền tương đối trong tài khoản của toàn dân.
Dân Mỹ thanh toán bằng thẻ, ít khi dùng tiền mặt, nhờ vậy Chính phủ thống kê được tài sản trong dân là bao nhiêu, từ đó in ra một lượng tiền nằm trong tầm giới hạn đó để phát cho dân. Dân dùng số tiền đó để chi tiêu tạo ra sản phẩm để bù vào.
Ví dụ: trong tài khoản của bạn là 10 ngàn đô, đi mua thực phẩm 200 đô, quẹt thẻ nó sẽ còn 9800 đô, không xài tiền mặt. Giả sử khi có khủng hoảng, Chính phủ sẽ phát cho bạn 1000 đô để chi tiêu, thì 1000 đô đó chính là số tiền nằm trong số tiền 9800 đô của bạn, chỉ khác ở chỗ bạn nhận tiền mặt để chi tiêu. Chính phủ sẽ bằng cách vực dậy nền kinh tế để thu thuế, cân bằng lại số tiền 1000 đô đã tạm lấy của bạn để trả lại cho tài khoản của bạn đủ 9800 đô như trước. Nói cách khác, Chính phủ Mỹ vay chính tiền của bạn để hỗ trợ cho bạn. Và, với lượng tiền in ra được giám sát chặt chẽ như thế thì lạm phát sẽ được kiểm soát ở mức tối đa.
Riêng, nền kinh tế Việt Nam là một nền kinh tế xài tiền mặt. Vì vậy lượng tiền in ra luôn bị trong tình trạng điều chuyển bất cứ lúc nào trong giao dịch dân sự nên lượng tiền dự trữ như các quốc gia phương Tây và Mỹ là không có mà phải in mới. Để bảo chứng cho đồng tiền có giá trị, trước đây khi in tiền, các nhà quản lý tiền tệ phải bỏ vào một kim loại (quy định là vàng) để đảm bảo tương ứng với lượng tiền in ra. Ngoài ra theo Công ước tiền tệ quốc tế, trên đồng tiền của các quốc gia phải có chữ kí của thống đốc ngân hàng nhà nước của quốc gia đó nhằm mục đích bảo hộ giá trị minh bạch cho tờ tiền. Hiện nay, Trung Quốc và Việt Nam không có chữ kí này nên vẫn bị nghi ngờ về tính minh bạch của tiền tệ.
Như thế, từ đây ta có thể hình dung hình thức bơm tiền của tư bản và Việt Nam có khác nhau. Tư bản là xài đồng tiền dự trữ chưa in ra, Việt Nam là xài hết giá trị tiền có sẵn rồi in ra tiền mới. Các tờ 1 đồng, 10 đồng, 20 đồng, 50, 100, 200 và mới đây là 500 biến mất theo quy luật trên khi chắc chắn in kịch khung vẫn không đủ tiền thanh khoản. Nhiều người nghĩ tiền mệnh giá lớn sẽ không ảnh hưởng gì, cũng như thay vì mua bịch đá 500 thì bây giờ nó là 1000. Nhưng xin mọi người lưu ý rằng công các bạn làm ra vẫn tính bằng bảng giá 500, nghĩa là bạn phải làm gấp đôi lúc đầu để mua bịch đá 1000 đồng.
2. Vậy thì nguyên nhân gây ra lạm phát ở Việt Nam là từ đâu?
Có rất nhiều nguyên nhân. Ở các chế độ phong kiến trước đây, nơi vua làm trùm tiền tệ cũng nhiều lúc lâm vào quốc khố trống rỗng. Ấy là do họ ăn chơi sa đọa, xây đền đài, lăng tẩm, gái gú, v.v. gặp năm thiên tai mất mùa thì dân sẽ loạn. Ngày nay, ngoài các nguyên nhân kia thì còn một nguyên nhân nữa là do các tập đoàn kinh tế quốc doanh năm nào cũng lỗ hàng trăm nghìn đến triệu tỷ đồng, rồi tham nhũng tràn lan khiến nền kinh tế mất kiểm soát.
Các bạn cứ thử tưởng tượng thế này, ở xóm nọ có một thằng khôn khéo "lanh mưu", cha mẹ nó đưa cho nó hai cái bánh bắt nó bán 30 đồng đem về.
Đi đường nó ăn mất hoặc cho gái 1 cái. Thế thì để đối phó với cha mẹ nó, nó phải bán cái bánh 30 đồng và bạn phải bỏ 30 đồng để mua 1 cái thay vì được hai cái, nguyên nhân là do bị thằng lanh mưu cạp mất.
Sau này nó làm quan, được độc quyền giao khai thác một lĩnh vực nào đó, nó cũng làm thế, tức bỏ túi một khoản nhưng để đủ tiền chung chi cho cấp trên, nó sẽ bắt bạn mua sản phẩm của nó bằng giá cộng thêm khoản giá mà nó đã chiếm đoạt. Có người nhìn bề ngoài thì bảo nó lanh mưu, nhưng ngẫm kĩ thì khen nó lưu manh cũng không thừa!
3. Trở lại câu chuyện 1 triệu tỷ đồng được bơm và 1 tỷ đô đi vay, ta có bao giờ tự tìm cho mình câu trả lời? Nó chứng tỏ điều gì giữa hai con số thật sự rất chênh lệch nhau? Tại sao Việt Nam không in luôn số tiền tương đương 45 tỷ đô?
Trả lời được câu hỏi đó thì chúng ta sẽ không còn ngạc nhiên khi chứng kiến các tập đoàn nước ngoài thâu tóm dần các công ty quốc doanh vốn là mồ hôi xương máu của dân Việt,
mà nếu so mức giá khi quy đổi sang tiền đồng là rẻ bèo, sẽ không còn đau xót với những cái tít báo kiểu "doanh nghiệp Việt thua ngay trên sân nhà" nữa.
Bởi, ngay đội mạnh như Bia Sài gòn với lượng fan hâm mộ là cả một dân tộc ăn nhậu bất chấp còn phải bán mình chuộc Đô kia mà! Tiền Việt đâu có chuộc nợ ăn chơi nước ngoài được!
huỳnh nhật