Tỉnh Giang Tây, miền đông Trung Quốc ch́m trong biển nước khi có tới 14 tuyến đê bị vỡ và giới chức tỉnh này phải tuyên bố trạng thái thời chiến và mức độ ứng phó khẩn cấp cao nhất trước diễn biến phức tạp của lũ lụt.
Thời báo Hoàn cầu hôm 12/7 dẫn tin từ truyền thông địa phương cho hay, mực nước của trạm Xingzi - trạm thủy văn ở hồ Poyang, hồ nước ngọt lớn nhất Trung Quốc ở tỉnh Giang Tây - lúc 0h ngày 12/7 là 22,53 cm, vượt 1 cm so với mực nước trong đợt lũ lịch sử năm 1998. Đây là mực nước cao nhất trong hồ Poyang kể từ khi trạm thủy văn bắt đầu hoạt động.
Đến 7h ngày 12/7, mực nước ở trạm thủy văn Poyang trên sông Raohe là 22,74 mét, cao hơn 13 cm so với mực nước trong đợt lũ năm 1998 và vẫn không ngừng tăng.
Để đối phó t́nh trạng khẩn cấp, giới chức Giang Tây hôm 11/7 đă tuyên bố t́nh trạng thời chiến và nâng cấp độ đối phó lên mức cao nhất.
Ngập nặng ở tỉnh Giang Tây do mưa lũ kéo dài. Ảnh: SCMP
Một quan chức thành phố Shangrao quản lư huyện Poyang chia sẻ với Hoàn cầu: "Lúc 1h55 sáng 12/7, giới chức huyện Poyang phải chặn các cổng xả nước và tất cả thành viên chính quyền huyện sẽ tới đập nước để chống lũ".
Bộ Thủy lợi Trung Quốc hôm 12/7 tuyên bố 212 con sông ở Trung Quốc bị ngập lụt kể từ ngày 4/7, 72 trong số này vượt quá mực nước an toàn và 19 sông ghi nhận mực nước dâng cao chưa từng thấy.
Hồ Taihu, nằm ở ŕa phía nam của đồng bằng sông Dương Tử và là hồ nước ngọt lớn thứ 3 của Trung Quốc đă vượt mức cảnh báo trong 15 ngày liên tiếp, khiến Bộ Thủy lợi Trung Quốc phải tăng mức độ đối phó khẩn cấp thảm họa lũ lụt và hạn hán lên cấp độ 2.
Trước đó, đài truyền h́nh trung ương Trung Quốc CCTV đưa tin, 14 đê bao thuộc địa bàn huyện Poyang ở tỉnh Giang Tây đă bị vỡ. T́nh h́nh mưa lũ ở Giang Tây được đánh giá là rất nghiêm trọng.
Theo giới chức Poyang, trong một số ngày qua, nước sông Dương Tử không ngừng đổ về hồ Poyang với lưu lượng lớn nhất đạt 3.160 m3/giây.
VietBF@sưu tập