Quan hệ căng thẳng giữa Trung Quốc và Ấn Độ tiếp tục leo thang. Các quan chức chính phủ Thủ tướng Ấn Độ Modi cho biết họ sẽ không tham gia Hiệp định đối tác kinh tế toàn diện khu vực (RCEP). Ông cũng nói rằng ông sẽ không gia nhập vào bất kỳ hiệp định thương mại nào có Đảng Cộng sản Trung Quốc (ĐCSTQ) tham gia.
Chính phủ Thủ tướng Modi tuyên bố rằng họ sẽ không tham gia Thỏa thuận đối tác kinh tế toàn diện khu vực (RCEP) do ĐCSTQ thúc đẩy. (Getty)
RCEP là một hiệp định thương mại tự do cấp cao bao gồm tổng cộng 16 quốc gia do 10 quốc gia thuộc Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á khởi xướng và có 6 quốc gia khác có các hiệp định thương mại tự do với ASEAN, bao gồm Trung Quốc, Nhật Bản, Hàn Quốc, Úc, New Zealand và Ấn Độ. Các cuộc đàm phán đă hoàn tất vào ngày 4/11/2019. ĐCSTQ đă tích cực thúc đẩy thỏa thuận này, nhưng Ấn Độ tuyên bố rút lui vào năm ngoái .
Hiện tại, quan hệ Trung Quốc-Ấn Độ tiếp tục xấu đi, đặc biệt là sau khi ĐCSTQ che giấu t́nh h́nh dịch bệnh và hai bên xung đột đẫm máu tại biên giới. Ấn Độ đang đối đầu với ĐCSTQ trên các lĩnh vực kinh tế, ngoại giao và chính trị…
Vào ngày 4/7, truyền thông Ấn Độ The Print đưa tin rằng 15 quốc gia thành viên RCEP đang đẩy mạnh để đạt được thỏa thuận vào cuối năm nay, nhưng chính phủ Thủ tướng Modi cho biết họ sẽ không "xem xét lại" việc gia nhập RCEP. Vài ngày trước, Thái Lan tuyên bố rằng thỏa thuận có thể có hiệu lực vào giữa năm tới và Ấn Độ có thể lựa chọn kư kết trong tương lai.
Một quan chức cấp cao của Ấn Độ nói rằng New Delhi đă quyết định không tham gia bất kỳ thỏa thuận thương mại nào có Bắc Kinh tham gia là thành viên. Một quan chức khác nói rằng Thủ tướng Modi đă đưa ra một kế hoạch kinh tế đặc biệt ‘Ấn Độ tự cung tự cấp’ (Admanirbar Bharat) vào tháng 5. Mục tiêu kế hoạch hy vọng sẽ tăng cường công nghiệp sản xuất của Ấn Độ và sử dụng các sản phẩm nội địa của Ấn Độ. V́ vậy "không nghi ngờ ǵ [Ấn Độ] sẽ không tham gia thỏa thuận này".
Quân đội Ấn Độ và Trung Quốc đă đối đầu ở Ladakh vào đầu tháng 5. Từ ngày 15-16/6, hai bên đă xảy ra xung đột đẫm máu tại biên giới Thung lũng Galwan khiến 20 binh sĩ Ấn Độ tử vong. Một quan chức Ấn Độ yêu cầu giấu tên, nói rằng sau cuộc xung đột bạo lực, New Delhi đă một lần nữa "từ chối" lời mời của RCEP.
Sự cố xung đột biên giới cũng khiến Ấn Độ kêu gọi tẩy chay hàng hóa Trung Quốc. Chính phủ Thủ tướng Modi cũng lần đầu tiên cấm sử dụng 59 ứng dụng di động của Trung Quốc và cấm Trung Quốc tham gia đầu tư vào các dự án đường bộ và điện lực. Đồng thời, lần đầu tại Liên Hiệp Quốc Ấn Độ đă chỉ trích việc ĐCSTQ thúc đẩy Luật an ninh Quốc gia Hong Kong. Một quan chức cấp cao của Quân đội Ấn Độ nói với tờ Hindustan Times vào ngày 5/7 rằng Ấn Độ đă chuẩn bị đầy đủ cho một cuộc đối đầu lâu dài.
Khi Thủ tướng Modi tham dự Hội nghị cấp cao Đông Á (East Asia Summit) và các cuộc đàm phán RCEP cuối cùng ở Bangkok vào tháng 11 năm ngoái, do lo ngại về việc gặp phải lượng lớn hàng phá giá của Trung Quốc, nên cuối cùng ông đă tuyên bố rời bỏ đàm phán RCEP.
The Print dẫn lời các quan chức Ấn Độ, cho biết: "Ngay cả khi một số điều kiện (kinh tế) nhất định có lợi cho Ấn Độ, nhưng xét trên góc độ chính trị, chính phủ sẽ không thể tham gia RCEP".