Mỹ t́m cách loại các tổ chức và cá nhân Trung Quốc khỏi các dự án nghiên cứu về Covid-19, không giống như khi đại dịch SARS xảy ra năm 2003.
Tháng 10/2003, ông Tommy Thompson, lúc đó là Bộ trưởng Y tế và Dịch vụ Nhân sinh Mỹ, đă đến thăm Trung Quốc sau đại dịch Hội chứng Hô hấp cấp tính nặng (SARS). Dịch này khởi phát ở tỉnh Quảng Đông một năm trước đó, đă lây nhiễm cho 8.400 người và gây ra khoảng 800 ca tử vong toàn cầu. Mỹ chỉ có 75 ca nhiễm và không ghi nhận ca tử vong.
Trong những năm sau đó, đội ngũ của ông Thompson đă hợp tác với Bộ Y tế Trung Quốc, giúp đào tạo hàng ngàn nhân viên y tế công cộng và xây dựng một hệ thống giám sát dịch, bao gồm hàng trăm pḥng thí nghiệm và bệnh viện. Hệ thống này đă nghiên cứu 20.000 virus cúm mỗi năm và cung cấp cho Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) các thông tin quan trọng.
Nhưng hiện tại, khi một loại nCoV khác đang tàn phá thế giới, Washington lại phản ứng với Trung Quốc theo một cách khác. Trong một cuộc đua phát triển vaccine an toàn và hiệu quả, đ̣i hỏi kết hợp nhiều nguồn lực, tài nguyên sẵn có, chính phủ Mỹ đang dần loại Trung Quốc khỏi các dự án nghiên cứu quốc tế và trong nước.
Một nhà khoa học Trung Quốc thử nghiệm vaccine Covid-19 tại một cơ sở nghiên cứu ở Bắc Kinh, ngày 29/4. Ảnh: AFP.
Evan Medeiros, nhà nghiên cứu tại Đại học Georgetown tại Washington, Mỹ, cho rằng nước này hoàn toàn có thể tách khỏi Trung Quốc và đi theo cách riêng, đặc biệt là đối với các vấn đề như đại dịch. Medeiros cũng từng phụ trách các vấn đề châu Á tại Hội đồng An ninh Quốc gia Mỹ, dưới thời cựu tổng thống Barack Obama.
Chuyên gia này đặt vấn đề tại một phiên họp của Ủy ban T́nh báo Hạ viện Mỹ, rằng khi bước vào giai đoạn sản xuất và phân phối vaccine quốc tế, Mỹ cần cân nhắc về việc hợp tác và phối hợp với Trung Quốc.
Tại một phiên điều trần trước quốc hội mới đây, tướng Gustave Perna, người được Tổng thống Mỹ Trump chỉ đạo dẫn đầu sáng kiến Operation Warp Speed để phát triển vaccine Covid-19, cũng loại bỏ khả năng sẽ hợp tác với Trung Quốc để nghiên cứu vaccine.
Khi được hỏi ông có cam kết hợp tác với tất cả các nước trên thế giới hay không, Perna nói ông "cam kết sẽ làm việc với tất cả các nước mà chúng tôi cho rằng sẽ an toàn với an ninh quốc gia của chúng tôi". "Có gồm Trung Quốc hay không?", Thượng nghị sĩ Dân chủ Mazie Hirono của Hawaii hỏi ông Perna. "Hiện tại, với tôi th́ không", Perna trả lời.
Tuyên bố của ông Perna cho thấy Washington hiện không sẵn ḷng hợp tác với Bắc Kinh trong cuộc khủng hoảng y tế toàn cầu. Hồi tháng 4, Viện Y tế Quốc gia Mỹ (NIH) tuyên bố lập dự án hợp tác giữa nhà nước và tư nhân nhằm tăng tốc phát triển vaccine và điều trị Covid-19 (ACTIV). Song Trung Quốc không nằm trong nhóm 18 công ty dược phẩm tham gia dự án, trong đó có các công ty của Mỹ, Nhật Bản, Đức, Anh, Thụy Sĩ và Pháp.
Trong khi đó, WHO cho hay 9/19 ứng viên đang tiến hành thử nghiệm lâm sàng vaccine là các công ty đến từ Trung Quốc. Tập đoàn dược phẩm quốc gia Trung Quốc (Sinopharm) cho biết vaccine của họ đang ở trong giai đoạn ba về thử nghiệm lâm sàng, khâu cuối cùng trước khi được các cấp quản lư phê duyệt. Vaccine của Sinovac Biotech, một công ty công nghệ sinh học có trụ sở tại Bắc Kinh, cũng chuẩn bị bắt đầu giai đoạn ba thử nghiệm lâm sàng vào đầu tháng 7.
NIH sau đó cũng đột ngột cắt tài trợ cho một dự án nghiên cứu nCoV của tổ chức EcoHealth Alliance, trụ sở ở New York, với nhà nghiên cứu của tổ chức này thuộc các đơn vị Trung Quốc, gồm Viện Virus học Vũ Hán, cơ sở bị Washington nghi ngờ để lọt nCoV ra ngoài, song Bắc Kinh phủ nhận.
Anthony Fauci, nhà dịch tễ học hàng đầu và Giám đốc Viện Dị ứng và Bệnh Truyền nhiễm Quốc gia Mỹ, cho biết khoản tài trợ của NIH cho EcoHealth Alliance đă bị hủy theo chỉ thị của Nhà Trắng.
Chỉ hơn 7 tháng sau khi khởi phát ở Vũ Hán, Trung Quốc, Covid-19 đă xuất hiện tại hơn 210 quốc gia, vùng lănh thổ, lây nhiễm cho gần 12 triệu người, khiến hơn 500.000 người thiệt mạng. Tại Mỹ, vùng dịch lớn nhất thế giới, hơn 3 triệu người nhiễm và hơn 130.000 người chết v́ dịch.
VietBF @ Sưu tầm