Trung Quốc những năm trở lại đây đang khiến các nước láng giềng có cái nh́n không tốt về họ. Đặc biệt là khi tàu Trung Quốc liên tục có những hành vi vi phạm chủ quyền của các nước xung quoanh. Sau vụ việc ở Biển Đông, Trung Quốc lại quay sang 'cà khịa' Nhật Bản.
Kyodo cho hay, hai tàu của lực lượng hải cảnh Trung Quốc đă rời khỏi vùng biển gần quần đảo tranh chấp Senkaku/Điếu Ngư trên biển Hoa Đông vào cuối tuần qua, sau khi hiện diện ở khu vực trong khoảng thời gian dài kỷ lục.
Theo thông báo từ lực lượng bảo vệ bờ biển Nhật Bản, hai tàu hải cảnh Trung Quốc đă hoạt động ở vùng biển quanh quần đảo tranh chấp Senkaku/Điếu Ngư trong 39 giờ và 23 phút sau khi đi vào vùng biển Nhật Bản vào lúc 2h25’ ngày 4/7. Đây là quăng thời gian hoạt động lâu nhất của tàu Trung Quốc gần Senkaku/Điếu Ngư, kể từ khi Nhật Bản tuyên bố quần đảo này nằm dưới sự kiểm soát của chính quyền Tokyo vào tháng 9/2012.
Tàu Trung Quốc hoạt động bất thường gần đảo tranh chấp với Nhật Bản Senkaku/Điếu Ngư trên biển Hoa Đông. (Ảnh: Kyodo)
Khoảng thời gian này c̣n dài hơn so với 30 giờ và 17 phút mà các tàu Trung Quốc xuất hiện gần Senkaku/Điếu Ngư vào ngày 3/7.
Trước đó, lực lượng bảo vệ bờ biển Nhật Bản đă yêu cầu các tàu Trung Quốc không tiến lại gần một tàu cá của Nhật Bản và yêu cầu rời khỏi vùng biển này ngay lập tức.
Quần đảo Senkaku/Điếu Ngư là điểm nóng gây căng thẳng trong quan hệ ngoại giao Nhật – Trung. Các tàu hải cảnh Trung Quốc vẫn thường xuyên tiến vào vùng biển Nhật Bản gần quần đảo tranh chấp. Đây là một phần trong hoạt động nhằm khẳng định chủ quyền của Trung Quốc đối với Senkaku/Điếu Ngư.
Hồi tháng Sáu, căng thẳng Trung – Nhật tiếp tục leo thang sau khi thành phố Ishigaki của Nhật Bản đổi tên quận Tonoshiro, vùng hành chính bao gồm một quần đảo đang tranh chấp trên biển Hoa Đông, thành Tonoshiro Senkaku. Việc đổi tên là cách để Nhật Bản củng cố tuyên bố chủ quyền đối với quần đảo tranh chấp. Sau đó, Trung Quốc lên tiếng đe dọa có hành động đáp trả trước động thái của Nhật Bản.
Tính tới ngày 6/7, các tàu Trung Quốc đă liên tục xuất hiện gần quần đảo Senkaku/Điếu Ngư trong 84 ngày.
Vào ngày 3/7, Nhật Bản đă gửi công hàm phản đối tới Trung Quốc liên quan tới việc các tàu Trung Quốc xâm phạm vùng biển của Nhật Bản nằm gần khu vực tranh chấp.
C̣n vào ngày 6/7, phát ngôn viên Bộ Ngoại giao Trung Quốc Triệu Lập Kiên tuyên bố Trung Quốc có quyền tuần tra quanh quần đảo Senkaku/Điếu Ngư, đồng thời hối thúc Nhật Bản dừng hành động xâm phạm chủ quyền của Trung Quốc.
C̣n theo giới chuyên gia, việc các tàu của Nhật Bản và Trung Quốc hoạt động gần nhau tại khu vực tranh chấp có nguy cơ làm bùng phát xung đột quân sự.
Đáng nói, theo hiệp ước quốc pḥng song phương mà Mỹ - Nhật kư kết, Mỹ sẽ có hành động bảo vệ các đảo nằm trong lănh thổ Nhật Bản trong trường hợp những khu vực này bị tấn công.
VietBF Sưu Tầm