Hàng chục nghị sĩ đảng Bảo thủ của Thủ tướng Boris Johnson đe dọa ông sẽ gặp rắc rối nếu không nhanh chóng loại Huawei khỏi mạng 5G của Anh.
Chính quyền của Thủ tướng Johnson đang có ư định giảm dần vai tṛ của Huawei trong mạng viễn thông của Anh, trước khi loại bỏ hoàn toàn sự tham gia của tập đoàn công nghệ Trung Quốc này vào năm 2029.
Tuy nhiên, nhiều nghị sĩ đảng Bảo thủ muốn Johnson đẩy nhanh quá tŕnh này và cam kết loại bỏ Huawei khỏi mạng 5G của Anh vào năm 2023, với lư do Huawei không nên cắm một chân vào mạng lưới viễn thông của Anh trước thềm tổng tuyển cử năm 2024.
Khoảng 60 nghị sĩ đảng Bảo thủ đe dọa sẽ cản trở chương tŕnh nghị sự tại quốc hội của Johnson nếu ông không đồng ư yêu cầu này. Họ dự định thực hiện bằng cách đưa các điều khoản sửa đổi bổ sung về Huawei và Trung Quốc vào nhiều đạo luật được tŕnh ra trước Hạ viện tới khi Johnson đồng ư mạnh tay hơn với Huawei.
Thủ tướng Anh Boris Johnson. Ảnh: Reuters.
Thủ tướng Anh đă làm chính các nghị sĩ trong đảng Bảo thủ của ḿnh nổi giận khi kư thỏa thuận hợp tác với Huawei vào đầu năm, cho phép tập đoàn này đóng vai tṛ hạn chế nhưng quan trọng trong mạng 5G của Anh.
Hồi tháng 3, ông đă đối mặt với một cuộc nổi loạn từ các nghị sĩ đảng Bảo thủ khi 40 người bỏ phiếu phản đối ông tại quốc hội. Đây là thách thức đầu tiên từ khi Johnson lên nắm quyền sau chiến thắng trong cuộc tổng tuyển cử Anh hồi tháng 12/2019.
Sự phản đối tăng lên từ đó, khi nhiều nghị sĩ đảng Bảo thủ thành lập một khối nghị viện có tên Nhóm Nghiên cứu Trung Quốc, kêu gọi chính phủ Anh giảm bớt mức độ quan hệ với Bắc Kinh.
Quyết định của Thủ tướng Anh cũng khiến đồng minh Mỹ tức giận, khi Tổng thống Donald Trump giận dữ cúp máy lúc nói chuyện với Johnson. Mỹ cảnh báo thỏa thuận với Huawei sẽ giúp Trung Quốc mở cửa hậu tiến vào mạng lưới chia sẻ thông tin của t́nh báo phương Tây.
Iain Duncan Smith, một nghị sĩ cấp cao đảng Bảo thủ, một trong số những nghị sĩ dẫn đầu nỗ lực kêu gọi Johnson mạnh tay hơn với Huawei, cho hay kế hoạch loại bỏ tập đoàn này khỏi mạng 5G của Anh sớm nhất vào năm 2029 là "không thể chấp nhận".
Duncan Smith và những nghị sĩ đảng Bảo thủ khác kêu gọi hành động cứng rắn hơn với Huawei nhờ sự thúc đẩy của cựu lănh đạo cơ quan t́nh báo Anh MI6 John Sawers.
Ông cho rằng việc chính quyền Trump cấm Huawei mua các sản phẩm do Mỹ sản xuất đồng nghĩa tập đoàn này sẽ sử dụng các thiết bị có thể nguy hại hơn với an ninh của Anh.
Phát ngôn viên của Thủ tướng Anh hôm 6/7 xác nhận chính phủ đang xem xét lại thỏa thuận này.
"Chúng tôi đang cân nhắc tác động của lệnh trừng phạt gần đây mà Mỹ áp đặt với Huawei, cũng như ảnh hưởng mà nó có thể gây ra lên mạng viễn thông của Anh. Tiến tŕnh này cần thời gian và chúng tôi sẽ cung cấp thêm thông tin sau", ông nói.
Đại sứ Trung Quốc tại Anh Lưu Hiểu Minh đưa ra cảnh báo cùng ngày, rằng bất kỳ nỗ lực nào nhằm hủy bỏ thỏa thuận cũng "đem lại hậu quả" cho nước Anh.
"Chúng tôi muốn làm bạn với nước Anh. Chúng tôi muốn làm đối tác với nước Anh. Nhưng nếu Anh muốn biến Trung Quốc thành quốc gia thù địch, Anh sẽ phải gánh chịu hậu quả", đại sứ Lưu nói.
VietBF@sưu tập