Nói một cách tế nhị hơn sẽ là không khon ngoan nếu Trung Quốc gây rối với hai tàu sân bay Mỹ. Ông Dov Zakheim, cựu thứ trưởng Bộ Quốc pḥng Mỹ, hiện là cố vấn cấp cao Trung tâm Nghiên cứu Chiến lược và Quốc tế (CSIS), về việc triển khai cùng lúc hai tàu sân bay USS Nimitz và USS Ronald Reagan của Hải quân Mỹ ở biển Đông chia sẻ với phóng viên như này “Trung Quốc cần cẩn thận, sẽ rất thiếu khôn ngoan nếu họ gây rối với hai tàu sân bay Mỹ, vốn có thể cùng nhau trợ giúp những chiến dịch trên không suốt ngày đêm”.
Hai tàu sân bay này tới Biển Đông hôm 4/7 trong hoạt động tự do hàng hải giữa lúc khi quân đội Trung Quốc đang có các cuộc tập trận gần đó.
Tín hiệu răn đe đối thủ
Các tàu sân bay USS Nimitz và USS Ronald Reagan được triển khai "thể hiện sự ủng hộ dành cho một khu vực Ấn Độ Dương - Thái B́nh Dương tự do và mở" - tuyên bố từ Hạm đội 7 của Hải quân Mỹ khẳng định, đồng thời nhấn mạnh các cuộc tập trận hải quân mang đến sự linh hoạt và những khả năng "mà chỉ Hải quân Mỹ mới có thể".
Tuyên bố nêu rơ tham gia tập trận có các chiến hạm và máy bay nhằm cải thiện năng lực pḥng không và các cuộc tấn công tên lửa tầm xa trong khu vực hoạt động chuyển biến nhanh chóng.
Tàu sân bay USS Ronald Reagan tại vùng biển quốc tế ở Biển Đông hôm 4/7. Ảnh: Hải quân Mỹ.
Theo New York Times, việc triển khai một tàu sân bay Mỹ và lực lượng tấn công thường được xem là tín hiệu răn đe đối thủ. Triển khai hai tàu sân bay cùng lúc được coi là sự thể hiện sức mạnh đáng kể. Vào năm 2016, Bộ trưởng Quốc pḥng lúc đó, ông Ashton B. Carter đă triển khai hai tàu sân bay đi qua Biển Đông như một lời nhắc nhở tới Bắc Kinh về cam kết của Mỹ với các đồng minh trong khu vực.
Nhận định về thông điệp từ động thái mới nhất nói trên của Hải quân Mỹ ở Biển Đông, ông Zakheim cho biết điều quan trọng là Mỹ và các đồng minh cùng đối tác chứng minh với Trung Quốc rằng họ không thể ngăn cản hoạt động tự do hàng hải ở vùng biển quốc tế.
“Trái với những ǵ Trung Quốc đ̣i yêu sách, Biển Đông là vùng biển quốc tế. Trung Quốc cần cẩn thận. Sẽ rất thiếu khôn ngoan nếu họ gây rối với hai tàu sân bay Mỹ, vốn có thể cùng nhau trợ giúp những chiến dịch trên không suốt ngày đêm”, cựu thứ trưởng quốc pḥng Mỹ nhấn mạnh.
Theo Wall Street Journal, Chuẩn đô đốc George M. Wikoff, chỉ huy nhóm tác chiến do tàu sân bay USS Ronald Reagan dẫn đầu, cho biết cuộc tập trận “gửi tín hiệu mạnh mẽ tới các đối tác và đồng minh rằng chúng tôi cam kết đảm bảo an ninh và ổn định trong khu vực”.
“Nhờ khả năng sẵn sàng trên toàn cầu tăng cao, chúng tôi có cơ hội mở rộng hoạt động với tàu sân bay khác”, ông Wikoff nói.
Gửi tín hiệu quân sự và địa chính trị tới Trung Quốc
Chuyên gia phân tích Carl Schuster, cựu giám đốc chiến dịch ở Trung tâm T́nh báo Chung thuộc Bộ Tư lệnh Thái B́nh Dương Mỹ, cho biết cuộc tập trận với sự tham gia của hai tàu sân bay thể hiện sức mạnh mà ít nhất trong thời điểm này, chỉ có Hải quân Mỹ có được.
Trung Quốc chỉ có một tàu sân bay hoạt động thường trực trong khi tàu sân bay thứ hai của nước này chưa đạt tới t́nh trạng đó. Tuy nhiên, cả hai tàu sân bay của Trung Quốc đều không có độ lớn và năng lực mang theo lượng máy bay lớn như hai tàu sân bay của Hải quân Mỹ.
Hai tàu USS Nimitz và USS Ronald Reagan cũng vừa mới hoàn thành hoạt động chung với tàu sân bay thứ ba của Mỹ là USS Theodore Roosevelt ở khu vực cách đó không xa ngoài khơi biển Philippines.
"Quy mô khác nhau về sức mạnh chiến đấu được thể hiện giữa các cuộc tập trận của Hải quân Quân đội Nhân dân Trung Quốc và Hải quân Mỹ sẽ rất đáng chú ư. Điều đó gửi cả tín hiệu quân sự và địa chính trị tới Trung Quốc và khu vực", ông Schuster nói với CNN. "Cuộc tập trận của Hải quân Mỹ chứng tỏ ai có sức mạnh tiềm tàng lớn hơn".
Vị cựu đại tá Hải quân Mỹ lưu ư rằng việc vận hành hai tàu sân bay ở Biển Đông có thể là hoạt động phức tạp hơn cả khi ba tàu sân bay Mỹ hoạt động ở ngoài khơi bờ biển Philippines.
“Khu vực ngoài khơi bờ biển Philippines là đại dương mở, trong khi Biển Đông có rải rác các khu vực có sự cạnh tranh trên không và trên biển”, ông chỉ rơ.
Theo Wall Street Journal, các tiêm kích F/A-18 E/F Super Hornet, máy bay tác chiến điện tử, máy bay chỉ huy và cảnh báo sớm trên không đă thực hiện hàng trăm đợt cất cánh cả ngày lẫn đêm từ 2 tàu sân bay trong cuộc tập trận mô phỏng tấn công vào căn cứ kẻ thù trong cuối tuần qua.
Không quân Mỹ cho biết một máy bay ném bom chiến lược B-52 đă thực hiện nhiệm vụ kéo dài 28 giờ không ngừng nghỉ từ căn cứ không quân Barksdale, bang Louisiana, Mỹ đến Biển Đông để tham gia tập trận. Động thái này cho thấy khả năng của Không quân Mỹ nhanh chóng di chuyển khí tài đến các điểm nóng trên thế giới.
Tuyên bố từ Chuẩn Đô đốc James A. Kirk - chỉ huy nhóm tàu tác chiến do USS Nimitz dẫn đầu, cũng khẳng định: “Làm việc cùng với một nhóm tàu sân bay khác mang lại cơ hội lớn hơn để thực hiện chương tŕnh huấn luyện cấp cao giúp tăng khả năng sẵn sàng chiến đấu của chúng tôi”.
Hồi đầu tuần trước, Lầu Năm Góc nói rằng họ đang giám sát các cuộc tập trận quân sự của Trung Quốc ở Biển Đông và ở khu vực gần quần đảo Hoàng Sa (của Việt Nam). Tuyên bố đưa ra ngày 2/7 của Lầu Năm Góc cũng chỉ rơ những cuộc tập trận đó "gây phản tác dụng những nỗ lực xoa dịu căng thẳng và duy tŕ ổn định trong khu vực".
Tuyên bố cho rằng các cuộc tập trận của Trung Quốc - được cho là kết thúc vào ngày 5/7, đă vi phạm thỏa thuận về ứng xử ở Biển Đông. Hành động của Bắc Kinh “sẽ gây bất ổn hơn đối với t́nh h́nh ở Biển Đông”.
Chuyển trọng tâm sang châu Á - Thái B́nh Dương
Học giả Oriana Skylar Mastro thuộc Viện Doanh nghiệp Mỹ - tổ chức nghiên cứu chuyên về các tranh chấp hàng hải với Trung Quốc, cho biết bà ủng hộ các bước đi trong hoạt động quân sự của Mỹ với đồng minh ở Biển Đông để chống lại chủ nghĩa bành trướng của Trung Quốc.
Theo giới phân tích, hoạt động chung của USS Nimitz và USS Ronald Reagan ở Biển Đông là lần đầu tiên Mỹ tổ chức huấn luyện với hai tàu sân bay ở khu vực kể từ năm 2014. Báo Asian Nikkei Reivew của Nhật cuối tuần qua đăng tải bài viết cho biết quân đội Mỹ sẽ điều chỉnh phân bổ lực lượng, với trọng tâm là châu Á - Thái B́nh Dương, giữa lúc đối mặt với điều mà chính quyền của Tổng thống Donald Trump gọi là “thách thức địa chính trị đáng kể nhất từ khi kết thúc Chiến tranh Lạnh”.
Theo đó, hàng ngh́n binh sĩ Mỹ hiện đồn trú ở Đức dự kiến sẽ được triển khai tới các căn cứ của Mỹ ở Guam, Hawaii, Alaska, Nhật và Australia.
Các ưu tiên đă thay đổi. Trong Chiến tranh Lạnh, các chiến lược gia quốc pḥng của Mỹ đánh giá điều quan trọng là duy tŕ lực lượng bộ binh lớn ở châu Âu để đối trọng với sức mạnh quân sự lúc đó của Liên Xô. Vào thập niên những năm 2000, sự tập trung chủ yếu dồn vào khu vực Trung Đông, chiến trường của "cuộc chiến chống khủng bố" do Mỹ và đồng minh phát động.
Nay các trọng tâm của kế hoạch hướng vào Trung Quốc.
“Để ứng phó với hai đối thủ cạnh tranh mạnh mẽ (Trung Quốc và Nga), các lực lượng Mỹ cần phải được triển khai ở nước ngoài theo cách hướng về tuyến đầu và viễn chinh hơn so với những năm gần đây", Cố vấn An ninh Quốc gia Mỹ Robert O'Brien viết trên tờ Wall Street Journal vào tháng trước.
VietBF@ sưu tầm.