Điểm nóng mới trong cạnh tranh quân sự Mỹ - Trung. Đó là Mỹ và Trung Quốc đều gia tăng hoạt động quân sự qua kênh Bashi. Đây là khu vực mà giới phân tích nhận định sẽ là điểm nóng mới trong quan hệ giữa hai cường quốc thế giới.
Tính đến ngày 3/7, Hải quân Mỹ đă 13 lần làm nhiệm vụ qua kênh Bashi, eo biển giữa đảo Đài Loan và Philippines, một trong những điểm kết nối Biển Đông với Thái B́nh Dương. Trong ngày thứ 13 liên tiếp, Mỹ đă triển khai máy bay trinh sát trên khu vực kênh Bashi, cửa ngơ tiến vào Thái B́nh Dương. Quân đội Trung Quốc cũng rất bận rộn với hoạt động trong khu vực này, South China Morning Post cho biết.
Tháng trước, hàng chục máy bay chiến đấu của quân đội Trung Quốc (PLA), bao gồm máy bay ném bom đă tiếp cận nhanh vào Vùng nhận dạng pḥng không (ADIZ) của Đài Loan và bay qua kênh Bashi để tiến vào Biển Đông.
Tiếng gầm rú của động cơ máy bay chiến đấu hai bên qua ḍng nước nằm giữa đảo Đài Loan và Philippines, biến eo biển này thành điểm nóng mới trong cuộc cạnh tranh quyền lực Mỹ - Trung.
Theo sáng kiến khai thác Biển Đông, một tổ chức tư vấn có liên kết với Đại học Bắc Kinh, Mỹ đă điều động 6 máy bay trinh sát và 2 máy bay tiếp nhiên liệu trên không trong nhiệm vụ hôm 3/7. Tổ chức này cho biết máy bay Mỹ bắt đầu làm nhiệm vụ trên kênh Bashi vào khoảng nửa đêm 2/7.
Săn lùng tàu ngầm Trung Quốc
Kênh Bashi là tuyến đường thủy nằm giữa đảo Y'Ami của Philippines và đảo Lan của Đài Loan đă trở thành một lối đi quan trọng cho các hoạt động quân sự của Mỹ và Trung Quốc.
2 tàu khu trục lớp Arleigh Burke của Hải quân Mỹ trên Biển Đông. Ảnh: Hải quân Mỹ.
Trong nhiệm vụ hôm 3/7, máy bay trinh sát Mỹ được cho là đang lùng sục dọc kênh để t́m kiếm dấu hiệu của tàu ngầm Trung Quốc. Các máy bay của Mỹ đă hoạt động liên tục ở đây trước khi nhóm tác chiến tàu sân bay Mỹ đi qua kênh Bashi để tập trận ngoài khơi bờ biển Philippines.
Tàu sân bay USS Ronald Reagan và USS Nimitz cùng 4 tàu hộ tống đă tổ chức tập trận trên ngoài khơi bờ biển Philippines, trước khi tiến vào Biển Đông để tập trận.
Nhóm tác chiến tàu sân bay Reagan và Nimitz đă tiến hành hoạt động vận chuyển kép trên biển Philippines. Các tàu chiến và máy bay của 2 nhóm đă phối hợp hoạt động chung trên vùng biển quốc tế vào ngày 28/6, theo Bộ tư lệnh Ấn Độ Dương - Thái B́nh Dương.
Một tàu sân bay thứ 3 là USS Theodore Roosevelt cũng được báo cáo đang hoạt động trong khu vực. Vào ngày 28/6, khi cuộc tập trận của 2 nhóm tác chiến tàu sân bay Mỹ bắt đầu, tờ China Daily đăng ảnh tiêm kích trên hạm J-15 lần đầu cất cánh từ tàu sân bay nội địa Sơn Đông.
Bức ảnh được mô tả là thử nghiệm trên biển đầu tiên của tàu sân bay Sơn Đông, nhưng không rơ liệu đó có phải là đợt thử nghiệm ở phía bắc Hoàng Hải vào tháng 5 hay không, nhưng đă có dấu hiệu PLA gia tăng hoạt động trong thời gian gần đây.
Tháng trước, một tàu ngầm Trung Quốc được phát hiện gần vùng biển Nhật Bản, động thái mà Bộ Quốc pḥng Nhật Bản nhận định là Trung Quốc đang thử nghiệm khả năng tác chiến chống ngầm của Nhật Bản.
Hai bên tăng cường phô diễn sức mạnh
“Sự di chuyển của tàu ngầm Trung Quốc đă khiến Mỹ phải triển khai loạt máy bay và tàu chiến để săn lùng, đồng thời thực hành khả năng ngăn chặn tàu ngầm Trung Quốc”, Su Tzu Yun, nhà nghiên cứu tại Viện nghiên cứu quốc pḥng và an ninh quốc gia có liên kết với lực lượng pḥng vệ Đài Loan cho biết.
Tàu chiến ven biển của Mỹ tiếp cận một tàu thăm ḍ của Trung Quốc trên Biển Đông. Ảnh: Hải quân Mỹ.
Vài ngày sau, 3 tàu chiến của PLA bao gồm tàu khu trục mang tên lửa dẫn đường được báo cáo đi qua vùng biển Nhật Bản. PLA cũng vừa kết thúc cuộc tập trận 5 ngày xung quanh vùng biển thuộc quần đảo Hoàng Sa của Việt Nam, bị Trung Quốc chiếm đóng phi pháp.
Các chuyên gia cho biết cả Mỹ và Trung Quốc đều đang thể hiện sức mạnh quân sự trong khu vực, nhưng theo cách khác nhau.
Alexander Huang Chieh Cheng, giáo sư nghiên cứu về chiến lược và quan hệ quốc tế, Đại học Tam Khang, Đài Bắc, nói rằng trong khi Mỹ duy tŕ sự hiện diện về phía trước, một thực tiễn thiết lập sự hiện diện quân sự lâu dài ở nước ngoài như một phương tiện để phô trương sức mạnh.
PLA cố gắng thể hiện sức mạnh trong khu vực chống tiếp cận/từ chối, một chiến lược để ngăn chặn kẻ thù chiếm giữ hoặc đi qua khu vực trên không, trên biển, thậm chí là trên bộ.
“Cả Mỹ và Trung Quốc đều tăng cường sự hiện diện quân sự trong khu vực, khi cạnh tranh chiến lược giữa họ gia tăng, thậm chí đang leo thang. Mỹ cần xoay trục và duy tŕ sự hiện diện mạnh mẽ của hải quân và không quân trong khu vực. Tuy nhiên, đó sẽ là một thách thức đáng kể nếu Mỹ thực hiện điều đó trong thời gian dài và liên tục”, ông Huang nói.
Ông Huang cho rằng Mỹ và Trung Quốc đang sử dụng sự phô trương sức mạnh quân sự khi các kênh liên lạc trực tiếp bị đ́nh trệ để gửi thông điệp cho nhau, sử dụng chúng như một h́nh thức truyền thông chiến lược, bao gồm các tuyên bố và luật pháp công khai.
Nó cũng là một nỗ lực để làm quen cho khu vực trong trường hợp có xung đột xảy ra, ông Huang nhận xét.
VietBF@ sưu tầm.