07/01/20
Quan hệ giữa Mỹ và Trung Quốc đang ở mức lạnh nhạt nhất trong nhiều thập niên dù Tổng thống Donald Trump vẫn đặt nhiều hy vọng vào quan hệ cá nhân của ông với Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận B́nh.
Những động thái chính sách ngày càng quyết liệt của Bắc Kinh, đối đầu với những đạo luật trừng phạt của Quốc hội Mỹ đang làm cho hai bên khó t́m được tiếng nói chung, kể cả trong lĩnh vực thương mại.
Một bản tin độc quyền của báo The Wall Street Journal ngày 26-06 cho biết, Bắc Kinh đă lặng lẽ gửi tới Washington một thông điệp “đổi chác”: nếu Mỹ tiếp tục gây sức ép lên những vấn đề mà Trung Quốc coi là “lằn ranh đỏ”, là “ngoài giới hạn” th́ Trung Quốc sẽ giảm hoặc ngừng mua nông sản và các mặt hàng khác của Mỹ theo thỏa thuận thương mại Mỹ-Trung giai đoạn 1 (Phase One).
Những vấn đề mà Bắc Kinh coi là “ngoài giới hạn”, tức không bàn căi, gồm việc Trung Quốc ban hành luật an ninh quốc gia ở Hong Kong, đảo quốc Đài Loan mà Bắc Kinh coi là một phần của Trung Quốc.
Trong cuộc gặp gỡ giữa Ngoại trưởng Hoa Kỳ Mike Pompeo và Trưởng ban Đối ngoại đảng Cộng sản Trung Quốc Dương Khiết Tŕ (Yang Jiechi) tại Hawaii tuần trước, ông Dương đă liệt kê ra những yêu cầu như vậy, cùng với “sự phản đối mạnh mẽ” một đạo luật mà Tổng thống Donald Trump vừa ban hành, áp đặt lệnh cấm vận lên các quan chức và tổ chức Trung Quốc chịu trách nhiệm việc giam cầm hàng triệu người Uighur Hồi giáo trong các trại tập trung ở Tân Cương.
Ông Dương cũng nhắc lại cam kết của Bắc Kinh thực thi thỏa thuận thương mại giai đoạn 1 và nhấn mạnh hai bên phải “làm việc cùng nhau”. Một quan chức trong đoàn Trung Quốc nói rơ hơn là “Phía Mỹ phải ngừng can thiệp quá sâu [vào công việc của Trung Quốc]. Không được vượt qua những giới hạn đỏ”.
Theo thỏa thuận thương mại giai đoạn 1, Trung Quốc cam kết gia tăng việc mua hàng nông sản, công nghiệp, năng lượng và dịch vụ của Mỹ với giá trị 200 tỷ USD trong hai năm – mức nhập cảng hàng Mỹ nhiều nhất kể từ khi Trung Quốc gia nhập Tổ chức Thương mại thế giới năm 2001. Năm 2017, trước khi xảy ra cuộc thương chiến Mỹ-Trung, lượng hàng hóa Mỹ xuất cảng sang Trung Quốc đạt hơn 130 tỷ USD trong khi Trung Quốc bán sang Mỹ hơn 500 tỷ USD. Các quan sát viên thương mại cho biết, gần đây Trung Quốc tăng mua hàng Mỹ nhưng c̣n xa mới đạt được mức giá trị cam kết.
Chính phủ của Tổng thống Donald Trump muốn Trung Quốc mua nhiều hàng, đặc biệt là nông sản như đậu nành, thịt gia súc gia cầm và khí đốt hóa lỏng, một phần để thu hẹp thâm hụt thương mại của Mỹ, một mặt giúp hồi phục kinh tế, và quan trọng hơn là thu hút lá phiếu của cử tri các tiểu bang nông nghiệp, giúp gia tăng triển vọng tái đắc cử của ông Trump trong kỳ bầu cử tháng 11 tới.
Nắm được điều đó, Bắc Kinh liên tục dùng “củ cà rốt” thương mại để gây sức ép buộc Washington phải nhượng bộ ở nhiều lĩnh vực khác.
Tuy nhiên, theo một số quan chức ngoại giao có mặt trong cuộc gặp ở Hawaii, ông Pompeo đă không nhượng bộ. Tại một diễn đàn quốc tế về dân chủ ở Copenhagen, Đan Mạch diễn ra sau đó, ông Pompeo nhắc lại những điều ông đă nói với ông Dương Khiết Tŕ ở Hawaii: “Hoa Kỳ tham gia vào phản ứng chống lại đảng Cộng sản Trung Quốc và sự xâm lấn của họ theo một cách thức mà nước Mỹ chưa từng làm trong ṿng hai mươi năm qua”.
Quan chức Bộ Ngoại giao nói ông Pompeo đă đi tới Hawaii với hy vọng nhận được “một triển vọng mới và những hành động cụ thể” nhưng rời Hawaii với nỗi thất vọng. “Chúng tôi không đạt được ǵ mới. Ông Dương không đưa ra điều ǵ mới”.
Sau cuộc gặp ở Hawaii giữa ông Pompeo và ông Dương, Phó thủ tướng Trung Quốc Lưu Hạc (Liu He) – người đại diện của ông Tập Cận B́nh trong đàm phán thương mại Mỹ-Trung – cho biết khả năng Trung Quốc mua hàng Mỹ và thực hiện thỏa thuận thương mại tùy thuộc vào việc Mỹ giảm nhẹ áp lực ở các mặt trận khác. “Hai nước cần tạo ra những điều kiện và bầu không khí [thuận lợi], xóa bỏ sự can thiệp, cùng thực hiện thỏa thuận giai đoạn 1”, ông Lưu viết trong bài diễn văn tŕnh bày tại diễn đàn tài chánh cao cấp ở Thượng Hải hôm 18-06.
Ông Mai Tân Vũ (Mei Xinyu), phân tích gia tại một cơ quan nghiên cứu thuộc Bộ Thương mại Trung Quốc nhận định: “Các người không thể vừa tiếp tục đ̣i chúng tôi mua hàng hóa của các người vừa đánh đập chúng tôi. Như thế là không được”. Nhiều người cho rằng, giới lănh đạo cấp cao của Trung Quốc, từ ông Tập xuống tới ông Lưu, ông Dương đang lâm vào thế khó, làm sao biện minh cho dân chúng trong nước vốn nặng đầu óc dân tộc chủ nghĩa cực đoan, hiểu được việc tăng mua hàng Mỹ trong lúc Washington liên tục lên án và phản đối Bắc Kinh, từ chuyện đại dịch Covid-19 đến t́nh h́nh Hong Kong, Đài Loan…
Nhưng đối với người Mỹ, kinh doanh là kinh doanh, không nên để bị ảnh hưởng bởi những vấn đề khác.
Hôm thứ Năm 25-06, Thượng viện Hoa Kỳ đă thông qua một dự luật trừng phạt các quan chức Trung Quốc, doanh nghiệp và ngân hàng có vai tṛ trong việc xói ṃn quy chế tự trị của Hong Kong. Sang thứ Sáu 26-06, Bộ Ngoại giao thông báo sẽ hạn chế việc cấp thị thực nhập cảnh (visa) cho các viên chức của đảng Cộng sản Trung Quốc “được tin là chịu trách nhiệm hoặc đồng lơa trong việc xói ṃn quy chế tự trị của Hong Kong” và cho biết thân nhân của những người này cũng bị liên đới trách nhiệm, dù Bộ không nói rơ đó là những người nào.
Cũng như ông Tập, cái khó của ông Trump hiện thời là làm sao cân bằng nhu cầu gia tăng bán hàng cho Trung Quốc đồng thời thực thi những đạo luật ngày càng quyết liệt của Quốc hội Mỹ trong việc gây áp lực buộc Trung Quốc phải tôn trọng dân chủ, nhân quyền ở Hong Kong, Tân Cương và nhiều nơi khác.
Như nhiều quan sát viên nhận định, xu thế phản đối Trung Quốc đang rất mạnh ở Quốc hội, có thể nói chống Trung Quốc là đề tài duy nhất có được sự đồng thuận lưỡng đảng, cả ở Hạ viện và Thượng, cả Dân Chủ và Cộng Ḥa
. Các dự luật trừng phạt Trung Quốc được Quốc hội thông qua mới đây đang gây cản trở không ít cho sự giao thiệp ngoại giao giữa Washington và Bắc Kinh.
Trong cuốn hồi kư mới xuất bản và gây nhiều tranh luận của ḿnh, ông John Bolton, cựu cố vấn an ninh quốc gia, tiết lộ rằng ông Trump có lần yêu cầu chính phủ Mỹ tạm ngừng việc trừng phạt các quan chức Trung Quốc đàn áp người Uighur ở Tân Cương để không gây trở ngại cho cuộc đàm phán thương mại Mỹ-Trung đang diễn ra. Các quan chức cao cấp về thương mại như Đại diện Thương mại Robert Lighthizer và cố vấn thương mại của Ṭa Bạch ốc Peter Navarro đă lên tiếng bác bỏ thông tin này.
Ngay trong nội các của chính phủ Mỹ cũng sự bất đồng về Trung Quốc; chủ trương ôn ḥa của Bộ trưởng Tài chánh Steven Mnuchin thường vấp phải sự phản đối của các quan chức cứng rắn hơn như Đại diện Thương mại R. Lighthizer, Cố vấn P. Navarro; đặc biệt là cố vấn an ninh quốc gia hiện thời, ông Robert O’Brien và người phó của ông, cựu nhà báo Matt Pollinger.
Hôm thứ Tư, cố vấn O’Brien đă chỉ trích mạnh mẽ Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận B́nh, gọi ông Tập là người thừa kế của lănh tụ độc tài Liên xô Joseph Stalin, đảng Cộng sản của ông ta muốn “kiểm soát toàn bộ” đời sống của nhân dân và mở rộng ảnh hưởng ra toàn cầu. Trong bài diễn văn tại Arizona đó ông O’Brien c̣n hứa hẹn chính phủ sẽ sớm chứng minh cho người dân Mỹ thấy tại sao phải coi Trung Quốc là một đối thủ.
T́nh thế tiến thoái lưỡng nan đó có thể là nguyên nhân làm cho ông Trump có vẻ bất nhất trong nhận định về Trung Quốc, và không mạnh tay trong các vấn đề Đài Loan, Tân Cương và đôi khi bất đồng với các cố vấn.
Sau khi ông Navarro nói trên truyền h́nh rằng thỏa thuận thương mại giai đoạn 1 không tiến triển như dự tính, th́ ông Trump lập tức cải chính rằng nó vẫn đang ổn.
T́nh trạng lúc nóng lúc lạnh như vậy trong quan hệ Mỹ-Trung có thể sẽ kéo dài đến sau mùa bầu cử, khi ông Trump nắm chắc được chiếc ghế tổng thống nhiệm kỳ thứ hai th́ có thể ông sẽ thay đổi thái độ v́ khi đó đối với ông chuyện Trung Quốc có mua nhiều đậu nành Mỹ hay không không c̣n quá quan trọng nữa.
Hiếu Chân
Theo Wall Street Journal