Tây Tang đang nổi lên như một điểm nóng tiềm năng giữa bối cảnh căng thẳng biên giới Trung Quốc và Ấn Độ leo thang dữ dội, sau khi Bắc Kinh yêu cầu New Delhi suy nghĩ lại về chính sách của họ đối với khu vực, theo Express.
Tây Tạng có lịch sử như một vùng đệm giữa hai quốc gia nhưng ngày càng phát triển dưới ảnh hưởng của Trung Quốc.
Theo các nhà quan sát, cho đến khi vấn đề Tây Tạng được giải quyết, cuộc xung đột biên giới trên dăy Himalaya hiện tại giữa quân đội Trung Quốc và Ấn Độ sẽ vẫn tiếp diễn.
V́ vậy, t́m một giải pháp ḥa b́nh cho vấn đề Tây Tạng là ch́a khóa cho an ninh của Ấn Độ.
Căng thẳng giữa Trung Quốc và Ấn Độ đă bùng lên mạnh mẽ trong vài tuần qua sau cuộc ẩu đả chết chóc ở thung lũng Galwan, Ladakh khiến ít nhất 20 binh sĩ Ấn Độ thiệt mạng.
Cả hai nước đă triển khai quân đội đến biên giới tranh chấp trong những tuần gần đây sau cuộc đụng độ chết người đầu tiên trong 45 năm qua trong khu vực này.
Cuộc ẩu đả đẫm máu này diễn ra sau khi Bộ Ngoại giao Ấn Độ cáo buộc Trung Quốc vi phạm các thỏa thuận tôn trọng Đường kiểm soát thực tế tại Thung lũng Galwan - biên giới phân chia 2 nước.
Vào cuối tháng 5, truyền thông Ấn Độ cáo buộc lực lượng biên giới của Trung Quốc đă được trang bị xe tăng, máy bay không người lái và máy bay trực thăng mới. Bắc Kinh cũng triển khai khoảng 5.000 binh sĩ ở biên giới dài 3.500 km với Ấn Độ.
VietBF @ Sưu Tầm