Trung Quốc chạy thử siêu đập thủy điện lớn hơn cả đập Tam Hiệp. Đến nay tổ máy đầu tiên của siêu đập thủy điện Ô Đông Đức đă chính thức vận hành.
Theo CGTN, nhà máy thủy điện Ô Đông Đức được thiết kế với 12 tổ máy. Năng lực vận hành của toàn bộ dự án là hơn 10 gigawatt, với mỗi tổ máy có công suất hơn 850.000 kilowatt.
Nhà máy đặt trên ḍng sông Kim Sa, thượng nguồn sông Trường Giang, tại ranh giới tỉnh Tứ Xuyên và Vân Nam ở phía tây nam Trung Quốc,
Ô Đông Đức là một trong các siêu đập thủy điện thuộc dự án phát triển Vành đai Kinh tế Sông Trường Giang, cùng với các nhà máy điện Tam Hiệp, Bạch Hạc Than và Khê Lạc Độ. Khoảng 32.000 cư dân đă phải di dời để xây hồ trữ nước cho đập Ô Đông Đức, có sức chứa 7,4 tỷ mét khối, theo Reuters.
Nhà máy thủy điện Ô Đông Đức nằm tại thượng nguồn ḍng Trường Giang với chiều cao vượt trội so với đập Tam Hiệp. Ảnh: Tân Hoa xă.
Đập thủy điện có chiều cao 270 m, vượt trội so với dự án đập Tam Hiệp là 181 m. Dự án được khởi công từ năm 2015. Tân Hoa xă cho biết tổng chi phí đầu tư cho dự án lên đến 120 tỷ nhân dân tệ (khoảng 16,95 tỷ USD).
Nhà máy đă tổ chức buổi lễ bắt đầu vận hành tổ máy đầu tiên vào ngày 29/6. Dự kiến nhà máy hoàn tất và vận hành hết công suất sau nửa đầu năm 2021.
Giới hoạt động môi trường chỉ trích các dự án siêu đập thủy điện trên thượng nguồn sông Trường Giang đă gây tổn hại không thể khắc phục cho khu vực.
Tổ máy đầu tiên của dự án thủy điện Ô Đông Đức bắt đầu vận hành từ ngày 29/6. Ảnh: Tân Hoa xă.
Trong khi đó, giới chức Trung Quốc lập luận rằng mọi tác động tiêu cực không thể so sánh với lợi ích mà dự án mang lại, gồm năng lượng sạch, khả năng điều chỉnh ḍng chảy và kiểm soát lũ hiệu quả hơn.
Các nhà máy là một phần dự án Truyền tải Năng lượng Tây-Đông. Dự án đặt mục tiêu đưa điện đến thị trường tiêu thụ khổng lồ ở vùng duyên hải phía đông Trung Quốc.
Tuy nhiên, một số ư kiến chỉ trích cho rằng lưới điện Trung Quốc không đủ năng lực tiếp nhận và thị trường tiêu thụ điện cũng không lớn đến mức cần những siêu dự án với tầm vóc như vậy.
VietBF@ sưu tầm.