Tiếp sau đụng độ biên giới, Trung Quốc và Ấn Độ sẽ đối đầu trên biển? Đây mới chính là cuộc chiến khốc liệt giữa hai nước.
Câu hỏi được Abhijit Singh, chuyên gia chính sách hàng hải tại Quỹ nghiên cứu Observer ở New Delhi đặt ra, là liệu đụng độ biên giới có dẫn đến một cuộc đối đầu giữa hải quân Ấn Độ và hải quân Trung Quốc?(Các nội dung sau đây phản ánh quan điểm của ông Singh, không nhất thiết là quan điểm của Tiền Phong-PV).
Hải quân Ấn Độ tập trận trên quần đảo Andaman&Nicobar, phía đông Ấn Độ Dương
Đụng độ chết người ở biên giới Trung-Ấn
Giải mă nguy cơ chiến tranh Trung – Ấn: Lịch sử sẽ lặp lại?
Nguy cơ chiến tranh biên giới Trung - Ấn đến mức nào?
Những diễn tiến gần đây ở Ladakh trên biên giới tranh chấp giữa Ấn Độ và Trung Quốc gây sốc và bi thảm. Cuộc đụng độ ở Thung lũng Galwan tuần trước đă tạo ra những căng thẳng thậm chí có thể leo thang thành một cuộc chiến toàn diện. Các báo cáo mới nhất cho thấy các lực lượng vũ trang Ấn Độ được huy động nhanh chóng và quân đội Trung Quốc đă củng cố các vị trí của ḿnh, ngay cả khi các nỗ lực chính trị đang được thực thi để xoa dịu khủng hoảng.
Câu hỏi được Abhijit Singh, chuyên gia chính sách hàng hải tại Quỹ nghiên cứu Observer ở New Delhi đặt ra, là liệu đụng độ biên giới có dẫn đến một cuộc đối đầu giữa hải quân Ấn Độ và hải quân Trung Quốc.
Giải mă nguy cơ chiến tranh Trung – Ấn: Bờ vực chiến tranh c̣n bao xa?
Khi Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận B́nh ra lệnh cho Quân đội Trung Quốc (PLA) nghĩ về những t́nh huống xấu nhất có thể xảy ra và chuẩn bị sẵn sàng chiến đấu, đó là một thông điệp bất thường được cho là nhắm vào nước láng giềng Ấn Độ.
Theo bài viết của ông Singh trên tạp chí The Strategist, với đà leo thang, cuộc xung đột, hiện chỉ giới hạn ở Đường kiểm soát thực tế (LAC) giữa Ấn Độ và Trung Quốc, có thể thúc đẩy các chiến trường khác, ví dụ như ở Ấn Độ Dương.
Không giống như trên biên giới đất liền, nơi Trung Quốc có lợi thế tương đối về địa h́nh, cơ sở hạ tầng quân sự và sức mạnh quân đội, Ấn Độ trên biển có tư thế tốt hơn. Ở đông Ấn Độ Dương, nơi hầu hết các lô hàng năng lượng và hàng hóa của Trung Quốc đi qua, hải quân Ấn Độ là lực lượng thống trị.
Trong những năm gần đây, hải quân Ấn Độ đă t́m cách củng cố sức mạnh ở các vùng biển gần nhà. Kể từ năm 2017, các tàu chiến Ấn Độ đă tuần tra các tuyến đường biển Ấn Độ Dương và các điểm nút cổ chai, tiếp cận eo biển Malacca. Trong nỗ lực theo dơi các tàu ngầm Trung Quốc ở đông Ấn Độ Dương, hải quân Ấn Độ cũng đă triển khai máy bay tuần thám biển P-8I từ Quần đảo Andaman. Một chuỗi các trạm radar dọc bờ biển Ấn Độ đă giúp cung cấp thông tin tốt hơn về các luân chuyển hàng hải, và một trung tâm hợp nhất ở Gurgaon gần New Delhi đang giúp quản lư thông tin chiến thuật ở vùng biển gần.
Trung Quốc cũng vậy, đă và đang thăm ḍ các vùng ven biển trong khu vực. Kể từ năm 2013, khi lần đầu tiên cử một chiếc tàu ngầm đến Sri Lanka, Hải quân Giải phóng Quân Nhân dân Trung Quốc (PLAN) đă mở rộng đáng kể các hoạt động thăm ḍ quân sự và dân sự ở Nam Á. Trong những tháng gần đây, Trung Quốc đă phái đi tàu t́nh báo và khảo sát, nghiên cứu tới biển Andaman, cố gắng theo dơi hoạt động của hải quân Ấn Độ trong khu vực. Mặc dù cho đến nay vẫn chưa thách thức hải quân Ấn Độ, nhưng mô h́nh triển khai của PLAN cho thấy khát vọng hiện diện lâu dài ở khu vực có lợi ích chồng chéo với Ấn Độ.
Ba khía cạnh về một cuộc xung đột trên biển tiềm tàng giưă Ấn Độ và Trung Quốc dường như có liên quan. Đầu tiên, không giống như Pakistan, khi hải quân Ấn Độ thiết lập một cuộc phong tỏa lỏng lẻo ở phía bắc biển Ả Rập trong Chiến dịch Talwar năm 1999 và Chiến dịch Parakram năm 2001, phong tỏa Trung Quốc ở gần biển nhà của họ không thể thực hiện được. Ấn Độ hầu như không có hiện diện ở phía đông Malacca, và trừ khi họ phối hợp với Mỹ và Nhật Bản ở Thái B́nh Dương, Hải quân Ấn Độ không thể hy vọng chiếm ưu thế trước PLAN ở sân sau của họ.
Điều có vẻ thực tế hơn là một chiến lược xuyên suốt nhằm mục đích bóp nghẹt luồng thương mại Trung Quốc trên Ấn Độ Dương. Phần lớn các tàu chở dầu, tàu container và tàu hàng Trung Quốc đi qua eo biển Malacca thông qua kênh 10 độ giữa quần đảo Andaman & Nicobar (thuộc Ấn Độ-PV). Các nhà quan sát cho rằng Hải quân Ấn Độ có thể ḱm hăm ḍng chảy giao thông của Trung Quốc, đồng thời án ngữ các điểm thắt cổ chai ở Ấn Độ Dương, để pḥng quân tiếp viện của Trung Quốc.
Tuy nhiên, có thể nảy sinh một số vấn đề phức tạp. Với một phần đáng kể ḍng hàng hóa trên biển di chuyển trên các tàu treo cờ Trung Quốc, một chiến lược can thiệp của Ấn Độ có thể dẫn đến hậu quả là một làn sóng chống lại New Delhi. Nhiều quốc gia khu vực Ấn Độ-Thái B́nh Dương sẽ coi việc Ấn Độ làm rối loạn việc vận chuyển hàng hóa trên một tuyến đường biển quốc tế là một hành động thù địch, tạo ra các chi phí không thể chấp nhận được đối với các quốc gia trung lập. Để tránh kịch bản như vậy, các tàu chiến Ấn Độ sẽ cần phải cẩn thận trong việc nhắm mục tiêu vào các tàu mang cờ Trung Quốc, và tránh sử dụng vũ lực không cần thiết.
Thứ hai, hải quân Ấn Độ sẽ phải tập trung vào việc ngăn cản PLAN tiếp cận các không gian chiến thuật ở các khu vực lân cận. Thông qua việc sử dụng tàu ngầm và các máy bay chống ngầm, Ấn Độ sẽ t́m cách hạn chế sự tự do hoạt động của Trung Quốc trong các khu vực này. Một phần của chiến lược sẽ là bố trí khí tài ở bờ biển phía đông và tại các căn cứ của đảo Andaman để duy tŕ hoạt động cường độ cao tại các điểm nóng trong khu vực.
Ngăn cản việc Trung Quốc sử dụng các vùng biển gần Ấn Độ là không dễ dàng. Với một hạm đội lớn bao gồm tàu ngầm tấn công hạt nhân, tàu tên lửa dẫn đường, tàu sân bay và một loạt các nền tảng chiến đấu khác, PLAN là hải quân mạnh thứ hai thế giới, và không nên đánh giá thấp họ. Nhưng PLAN bị hạn chế bởi hoạt động hậu cần, tiêm kích trên hạm và khả năng trinh sát hàng hải từ đất liền ở Ấn Độ Dương, khoảng trống mà hải quân Ấn Độ sẽ khai thác.
Thứ ba, Ấn Độ nên kỳ vọng Trung Quốc sẽ sử dụng Sáng kiến Vành đai và Con đường ở Nam Á để giảm thâm hụt chiến thuật ở Ấn Độ Dương. Tại Hambantota ở Sri Lanka, Chittagong ở Bangladesh và Sittwe ở Myanmar, nơi Trung Quốc đang xây dựng cơ sở hạ tầng hàng hải, PLAN có thể sẽ t́m cách mở rộng sự hiện diện để khắc phục những hạn chế về hậu cần ở Ấn Độ Dương. Trung Quốc đă xây dựng một căn cứ hải quân cho Bangladesh tại Cox’s Bazar có thể được sử dụng để định vị các tàu hải quân và lưu trữ khí tài quân sự.
Điều bắt buộc đối với Ấn Độ là theo dơi hoạt động của hải quân Trung Quốc và các hoạt động của tàu chiến dọc theo Vịnh Bengal. Khi t́m cách mở rộng các cơ sở căn cứ cho tàu ngầm và máy bay cảnh báo sớm ở quần đảo Andaman, hải quân Ấn Độ sẽ xem xét bố trí các tên lửa đất đối không tầm xa trên chuỗi đảo này để đe dọa trực tiếp hơn việc triển khai của hải quân Trung Quốc.
VietBF@ sưu tầm.