Thế giới ghi nhận hơn 10,2 triệu người mắc Covid-19 và 503.000 người thiệt mạng, Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) cảnh báo dịch vẫn đang tăng tốc và điều tồi tệ nhất vẫn chưa tới.
Người dân vui chơi bên hồ Muối Lớn ở bang Arizona, Mỹ ngày 27/6 bất chấp dịch Covid-19 đang bùng phát mạnh (Ảnh: Reuters)
Mỹ tăng vọt các ca mắc
Theo thống kê của Worldometers, tính tới ngày 30/6, đại dịch Covid-19 vốn khởi phát tại Vũ Hán, Trung Quốc đă khiến 10,3 triệu người mắc bệnh, hơn 503.000 người tử vong.
Chỉ riêng trong ngày 29/6, thế giới ghi nhận hơn 164.000 ca mắc mới và gần 3.500 ca tử vong. Trước đó, ngày 28/6, thế giới ghi nhận kỷ lục 189.000 ca mắc Covid-19 mới, trong đó chủ yếu ở Mỹ, Ấn Độ, Brazil. Theo tính toán của Reuters, mỗi ngày thế giới có hơn 4.700 người tử vong v́ Covid-19.
Mỹ là một trong những nước ghi nhận số ca mắc Covid-19 tăng vọt trở lại sau khi các bang nới lỏng hoặc dỡ bỏ các lệnh hạn chế nhằm mở cửa kinh tế. Số ca mắc Covid-19 mới liên tiếp lập kỷ lục ở một số bang ở miền nam và miền tây.
Tiến sĩ Anthony Fauci, Giám đốc Viện Dị ứng và Bệnh truyền nhiễm Quốc gia Mỹ và là thành viên ban chỉ đạo ứng phó Covid-19 của chính phủ Mỹ, cho rằng số ca mắc Covid-19 tăng mạnh trở lại chủ yếu là do người dân phớt lờ các khuyến cáo y tế về việc giăn cách xă hội, đeo khẩu trang. "Đó là khởi đầu cho một thảm họa", ông Fauci cảnh báo.
Trong khi Mỹ và Brazil tiếp tục là hai quốc gia chịu ảnh hưởng nặng nề nhất bởi Covid-19, đại dịch này cũng đang diễn biến khó lường ở nhiều nước trên thế giới.
Tại châu Á, số ca mắc Covid-19 tại Ấn Độ liên tiếp tăng kỷ lục. Trong ṿng 24h qua, Ấn Độ ghi nhận hơn 18.000 ca mắc Covid-19, nâng tổng số người nhiễm bệnh tại đây lên hơn 567.000 người, trong đó gần 17.000 người tử vong. Ấn Độ sẵn sàng đưa trung tâm điều trị Covid-19 quy mô hơn 10.000 giường bệnh vào vận hành.
Trong khi đó, giới chức Trung Quốc cũng ra sức đối phó với nguy cơ bùng phát làn sóng lây nhiễm Covid-19 thứ hai khi số ca Covid-19 tại Bắc Kinh và một số khu vực lân cận tăng trở lại. Gần đây nhất, sau khi phát hiện 14 ca mắc ở tỉnh Hà Bắc có liên hệ với “ổ dịch” chợ đầu mối Tân Phát Địa ở Bắc Kinh, Trung Quốc đă phong tỏa hơn 400.000 dân tại địa phương này.
Tại châu Âu, một số nước cân nhắc việc áp dụng trở lại một số biện pháp hạn chế để ngăn dịch tái bùng phát.
Điều tồi tệ nhất chưa tới
"Mặc dù nhiều nước đă đạt được một số tiến triển, nhưng trên phạm vi toàn cầu, đại dịch thực sự đang tăng tốc. Tất cả chúng ta muốn chuyện này chấm dứt. Chúng ta muốn tiếp tục cuộc sống b́nh thường, nhưng một thực tế phũ phàng là đại dịch này chưa thể kết thúc sớm", Tổng giám đốc WHO Tedros Adhanom Ghebreyesus phát biểu tại một cuộc họp báo trực tuyến ngày 29/6.
"Một số nước chứng kiến t́nh trạng số người mắc Covid-19 tăng mạnh trở lại khi họ bắt đầu mở cửa kinh tế xă hội. Hầu hết mọi người vẫn rất dễ bị tổn thương. V́ vậy đại dịch này vẫn có nhiều cơ hội để bùng phát", ông Tedros nói.
Lănh đạo WHO nhấn mạnh, các nước cần hợp tác với nhau, học hỏi kinh nghiệm chống dịch của nhau bởi việc “thiếu sự đoàn kết toàn cầu” đang cản trở các nỗ lực ứng phó toàn cầu. “Điều tồi tệ nhất vẫn chưa tới. Tôi rất tiếc phải nói điều này nhưng với t́nh h́nh hiện tại, chúng tôi lo ngại điều tồi tệ nhất sẽ xảy ra. Đó là lư do tại sao chúng ta phải hành động cùng nhau, đối phó với đại dịch nguy hiểm này”, ông Tedros nói.
Trong bối cảnh đại dịch diễn biến phức tạp, người đứng đầu WHO cho rằng, chiến lược hiệu quả nhất đối phó với đại dịch vẫn là tăng cường xét nghiệm và truy vết. "Điều quan trọng nhất hiện nay để phá vỡ các chuỗi lây nhiễm không nhất thiết đ̣i hỏi công nghệ cao, và vẫn là mở rộng xét nghiệm, truy vết tiếp xúc và cách ly", ông Tedros nói.
WHO tới Trung Quốc điều tra nguồn gốc Covid-19
WHO sẽ cử chuyên gia đến Trung Quốc điều tra. (Ảnh minh họa: Reuters)
Cũng tại cuộc họp báo hôm qua, ông Tedros cho biết, WHO sẽ cử một nhóm chuyên gia đến Vũ Hán, tâm dịch Covid-19 đầu tiên trên thế giới, để điều tra nguồn gốc của virus SARS-CoV-2 gây đại dịch Covid-19.
Sáu tháng kể từ khi Covid-19 khởi phát từ Vũ Hán, đến nay thế giới vẫn c̣n nhiều tranh căi về nguồn gốc của loại virus gây đại dịch chết chóc này. Trong khi giới chức Trung Quốc và WHO cho rằng SARS-CoV-2 có nguồn gốc tự nhiên, Mỹ và nhiều nước phương Tây đưa ra giả thuyết virus thoát ra từ pḥng thí nghiệm.
Tại cuộc họp Đại hội đồng Y tế Thế giới hồi tháng trước, 194 quốc gia thành viên, trong đó có Trung Quốc đă nhất trí điều tra nguồn gốc của virus và cách ứng phó đại dịch toàn cầu. Quyết định được đưa ra trong bối cảnh nhiều nước nghi ngờ Trung Quốc giấu dịch khiến đại dịch lan rộng, trong khi WHO bị cáo buộc “thiên vị” Bắc Kinh dẫn đến việc chậm trễ ứng phó dịch. Trung Quốc và WHO đă nhiều lần bác bỏ cáo buộc này.
VietBF@sưu tập