Mất niềm tin vào hệ thống y tế quá tải, nhiều bệnh nhân đă t́m đến thị trường chợ đen để mua huyết tương, tự t́m cách chữa Covid-19.
Đại dịch đang càn quét Pakistan, đẩy hệ thống y tế vốn yếu kém của nước này đến bờ vực sụp đổ. Các bệnh viện luôn bị quá tải trong khi nhiều nhân viên y tế đă nhiễm bệnh và tử vong, theo The Guardian.
Trong t́nh cảnh hỗn loạn ấy, thị trường chợ đen nổi lên như một tia hy vọng với nhiều bệnh nhân nhiễm Covid-19. Giờ đây, người bệnh có thể mua huyết tương chứa kháng thể chống virus corona với giá lên tới 4.200 USD.
“Thần dược” tại chợ đen
Bác sĩ tại nhiều bệnh viện công của thành phố Islamabad từng tận mắt chứng kiến các phi vụ giao dịch, mua bán huyết tương. Người ta cũng có thể t́m thấy những đoạn hội thoại của người mua huyết tương với “c̣” trung gian trên mạng xă hội.
Thị trường chợ đen nổi lên như một tia hy vọng với nhiều bệnh nhân nhiễm Covid-19. Ảnh: Reuters.
“Bệnh viện không liên quan song việc mua bán huyết tương vẫn ngang nhiên diễn ra”, một bác sĩ giấu tên tại Islamabad cho biết. “Gia đ́nh người bệnh thường chủ động tiếp cận những người đă được chữa khỏi Covid-19”.
Sau khi thương lượng thành công, hai bên sẽ đến một pḥng thí nghiệm tư nhân để trích xuất huyết tương. Giá huyết tương trên thị trường chợ đen thường dao động trong khoảng 1.200-4.200 USD.
Bác sĩ này chia sẻ thêm: “Tôi biết một gia đ́nh có 5 người nhiễm Covid-19. Họ sẵn sàng chi trả 20.900 USD để mua huyết tương tại chợ đen và nghĩ đó là thần dược”.
Theo nguồn tin từ cơ quan điều tra liên bang, hoạt động mua bán huyết tương trên chợ đen vẫn chưa được kiểm soát. Do đó, lực lượng cảnh sát phải điều tra từng vụ việc đơn lẻ.
Bác sĩ tại nhiều bệnh viện công cũng cho biết kẻ xấu liên tục trộm cắp vật tư y tế, bao gồm b́nh ôxy và nhiều loại thuốc giúp điều trị Covid-19. Sau đó, chúng bán lại những mặt hàng này với giá cao gấp 25 lần trên thị trường chợ đen.
Nỗi niềm của các bác sĩ
Tuyệt vọng là cảm xúc thường thấy đối với các nhân viên y tế tại Pakistan. Một bác sĩ của Viện Khoa học Y tế (PIMS) chia sẻ: “Chúng tôi chỉ được trả lương trong ṿng 4 tháng. Chúng tôi không nhận được sự hỗ trợ nào khác”.
Cũng theo bác sĩ này, dư luận đang tin vào những lời đồn đoán cho rằng nhân viên y tế góp phần gây ra cái chết của bệnh nhân Covid-19. Do đó, nguồn tiền hỗ trợ của các tổ chức quốc tế được trao cho chính phủ, thay v́ trao cho đội ngũ y bác sĩ nơi tiền tuyến chống dịch.
“Chúng tôi không c̣n giường bệnh, thiếu hụt vật tư y tế và nguồn nhân lực. Do đó, hiệu suất làm việc thật đáng thất vọng”, vị bác sĩ cho hay. “Người dân đổ lỗi cho chúng tôi khi bệnh nhân chết dần”.
Vị bác sĩ này từng bị một người mẹ nhổ nước bọt và mắng chửi thậm tệ v́ không cứu được cậu con trai 16 tuổi: “Họ nói chúng tôi giết người để lấy tiền từ WHO. Người phụ nữ ấy hét vào mặt tôi, cáo buộc tôi bán linh hồn cho quỷ dữ để giết người”.
Bác sĩ Fazal Rabbi, trưởng khoa cấp cứu tại PIMS, cho biết khu điều trị tích cực và khu điều trị cách ly đều không c̣n giường bệnh. Do đó, bệnh viện không thể tiếp nhận thêm các ca nguy kịch.
“T́nh trạng đáng báo động này khiến chúng tôi vô cùng căng thẳng. Nhiều y bác sĩ bị trầm cảm v́ quá lo lắng”, ông Rabbi cho biết hơn 170 y bác sĩ tại PIMS đă dương tính với virus corona. Các nhân viên y tế cũng đang đ́nh công, đ̣i hỏi điều kiện làm việc được cải thiện.
“Tính đến nay, hơn 7.000 y bác sĩ tại Pakistan đă nhiễm Covid-19. Tôi biết một bác sĩ ở thành phố Lahore tử vong v́ không có giường bệnh”, ông Rabbi chia sẻ.
Viện trưởng của Bệnh viện Razia Shafi, ông Faisal Ranjha, cho rằng chính quyền Pakistan đă chủ quan và đánh giá thấp đại dịch. Ông khẳng định số liệu về dịch trên thực tế cao hơn số liệu trong báo cáo rất nhiều.
“Pakistan không có kế hoạch chống dịch và dữ liệu chính xác. Chúng tôi thậm chí c̣n không biết đă vượt qua đỉnh dịch hay chưa”, ông Ranjha chia sẻ.
“Ổ dịch” Pakistan
Pakistan đang là “ổ dịch” có tốc độ lây nhiễm nhanh nhất thế giới, với hơn 185.000 ca nhiễm và trung b́nh 5.000 trường hợp nhiễm mới trong một ngày.
Bộ trưởng Kế hoạch Asad Umar ước tính số người nhiễm Covid-19 có thể tăng gấp 8 lần, vượt mốc 1,2 triệu ca nhiễm bệnh vào cuối tháng 7.
Hôm 18/5, nước này đă dỡ bỏ lệnh phong toả sau phán quyết của toà án tối cao, cho rằng “Covid-19 không phải là một đại dịch ở Pakistan”. Toà c̣n đặt câu hỏi tại sao việc chống dịch “tiêu tốn nhiều tiền” đến vậy.
Trước t́nh h́nh dịch bệnh nghiêm trọng, Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) từng chỉ dẫn Pakistan tái thiết lập lệnh phong toả với lư do nước này không đáp ứng được các điều kiện để mở cửa trở lại.
Sau đó, thủ đô Islamabad cùng nhiều thành phố lớn tại Pakistan đă áp đặt t́nh trạng bán phong toả. Song nỗ lực chống dịch chỉ duy tŕ được vài ngày do giới chức lo ngại các tác động về mặt kinh tế.
VietBF @ Sưu Tầm