Tướng về hưu Trung Quốc cảnh báo xung đột vũ trang với Ấn Độ. Tướng Kiều Lương kêu gọi Trung Quốc chuẩn bị tốt hơn cho leo thang tranh chấp biên giới, cảnh báo nguy cơ xung đột vũ trang với Ấn Độ.
Căng thẳng giữa Ấn Độ và Trung Quốc tăng đáng kể sau vụ ẩu đả chết người hôm 15/6 tại thung lũng Galwan, nằm giữa khu vực Ladakh do Ấn Độ kiểm soát và Aksai Chin do Trung Quốc kiểm soát. Lục quân Ấn Độ cho biết 20 binh sĩ nước này thiệt mạng trong trận hỗn chiến với Trung Quốc. Hai nước cáo buộc lẫn nhau làm bùng phát đụng độ và phá vỡ cam kết.
Một số tướng và sĩ quan cấp cao về hưu của Quân Giải phóng Nhân dân (PLA) Trung Quốc kêu gọi giới chức nước này chuẩn bị nhiều hơn cho t́nh trạng leo thang căng thẳng, như trao cho binh sĩ ở biên giới thêm quyền đối phó với lính Ấn Độ "xâm nhập" và triển khai dọc biên giới các loại vũ khí công nghệ cao phi sát thương như súng laser.
Kiều Lương, cựu thiếu tướng không quân PLA, cho rằng Trung Quốc cần chuẩn bị cho leo thang và xung đột vũ trang dù khả năng xảy ra chiến tranh toàn diện với Ấn Độ c̣n thấp. "Chúng ta không nên đánh giá quá cao phản ứng của Ấn Độ, song cũng không được để mất cảnh giác", Kiều Lương viết trên trang WeChat của ḿnh.
Tiêm kích Ấn Độ quần thảo trên thị trấn Leh, gần biên giới với Trung Quốc, ngày 26/6. Ảnh: AFP.
"Nếu phải tham chiến, chúng ta cần tấn công nhanh và giới hạn trong quy mô nhỏ hoặc vừa nhằm gây đau đớn cho đối thủ, từ đó giành được tôn trọng thông qua các cuộc chiến nhỏ", Kiều Lương viết và khẳng định một chiến thắng như vậy sẽ phô diễn sức mạnh của Trung Quốc trước Mỹ lẫn các lực lượng đ̣i ly khai ở Đài Loan.
Chuyên gia Vương Vân Phi, cựu sĩ quan hải quân PLA, cho rằng Bắc Kinh nên tăng cường hỗ trợ cho các binh sĩ tiền phương, như trao cho họ quyền chống trả một vụ xâm nhập mà không cần đợi cấp trên chấp thuận.
"Chúng ta nên tăng cường giám sát dọc khu vực biên giới và nếu lục quân Ấn Độ xâm nhập vào lănh thổ Trung Quốc dọc Đường Kiểm soát Thực tế (LAC), chúng ta sẽ kiên quyết phản công. Điều này không nên bị giới hạn trong LAC mà cần tiếp tục cho đến khi hoàn toàn buộc quân đội Ấn Độ rút lui", Vương Vân Phi viết trên tờ Khoa học Công nghệ Công nghiệp Viễn Đông, tạp chí Trung Quốc chuyên đưa tin về công nghiệp và công nghệ quốc pḥng.
"Lục quân Ấn Độ nhiều lần vượt biên, phá hủy các tiền đồn, đường sá và cơ sở quân sự khác của Trung Quốc. Nếu điều này xảy ra lần nữa, phía Trung Quốc nên sử dụng các biện pháp mạnh mẽ hơn để phá hủy cơ sở và trang thiết bị của đối phương", chuyên gia này viết.
Vương Vân Phi cho rằng quân đội Trung Quốc nên biên chế cho lực lượng trên biên giới các loại vũ khí phi sát thương như súng laser, hơi cay và lựu đạn choáng sau khi có tin Ấn Độ cho phép dùng súng đạn. Nếu t́nh h́nh leo thang bất chấp các cuộc hội đàm quân sự và ngoại giao giữa hai nước hồi tuần trước, Trung Quốc nên chuẩn bị cho khả năng xung đột vũ trang trở thành ưu tiên cao hơn ngoại giao, Vương viết.
Truyền thông Ấn Độ đưa tin lục quân nước này ủy quyền cho các chỉ huy sử dụng súng đạn trong "các t́nh huống đặc biệt" dọc theo LAC. Giới chức Ấn Độ được cho là đă bổ sung khẩn cấp vũ khí và đạn dược cho lực lượng vũ trang ở biên giới.
Bộ Ngoại giao Ấn Độ cáo buộc Trung Quốc điều lượng lớn binh sĩ và khí tài dọc theo LAC, vi phạm các thỏa thuận song phương, đồng thời tuyên bố Ấn Độ "phải triển khai lực lượng đáp trả". Đại sứ Ấn Độ tại Trung Quốc Vikram Misri nói yêu sách chủ quyền của Trung Quốc với thung lũng Galwan "hoàn toàn không thể tin nổi" và yêu cầu nước này nhận ra trách nhiệm xuống thang căng thẳng trong khu vực.
Căng thẳng trên biên giới Ấn-Trung bùng phát hồi đầu tháng 5. Một lượng lớn binh sĩ PLA khi đó tiến sâu vào khu vực do Ấn Độ kiểm soát và dựng lều bạt tại ba địa điểm thuộc vùng Ladakh. Lính Trung Quốc đấu khẩu, ném đá và thậm chí ẩu đả với binh sĩ Ấn Độ, trong đó có trận đấu tay đôi bên hồ Pangong Tso và đỉnh điểm là trận hỗn chiến chết người đêm 15/6 tại thung lũng Galwan.