Trinh sát cơ Mỹ có thể truy t́m tàu ngầm Trung Quốc
Trinh sát cơ Mỹ liên tục hoạt động ở vùng biển phía nam Đài Loan, dường như tiến hành chiến dịch phát hiện tàu ngầm Trung Quốc.
"Trinh sát cơ EP-3E Mỹ mang mă hiệu AE1D91 tiến vào Biển Đông qua eo biển Ba Sĩ trưa 26/6. Máy bay tuần thám biển P-8A và phi cơ tiếp dầu KC-135 bám ngay phía sau", tổ chức Sáng kiến T́nh h́nh Chiến lược Biển Đông (SCSPI) thuộc Viện Nghiên cứu Đại dương Đại học Bắc Kinh, Trung Quốc, đăng trên Twitter hôm qua.
Trinh sát cơ EP-3E của hải quân Mỹ. Ảnh: US Navy.
H́nh ảnh do SCSPI công bố cho thấy ba máy bay Mỹ băng qua Vùng Nhận dạng Pḥng không (ADIZ) ở tây nam Đài Loan, sau đó bay về hướng Biển Đông. Đây là ngày thứ 6 liên tiếp không quân Mỹ triển khai máy bay băng qua eo biển Ba Sĩ để tiến vào Biển Đông.
Cơ quan pḥng vệ Đài Loan không b́nh luận về đường bay của ba phi cơ, chỉ khẳng định họ nắm được mọi hoạt động của quân đội nước ngoài quanh đảo Đài Loan và đang làm nhiệm vụ bảo đảm an toàn cho ḥn đảo.
Tuy nhiên, một nguồn tin an ninh giấu tên tại Đài Bắc cho biết không quân Mỹ nhiều khả năng đang tiến hành nhiệm vụ hiệp đồng săn ngầm tại khu vực.
"Máy bay quân sự Mỹ liên tục hiện diện trên eo biển Ba Sĩ và khu vực bắc Biển Đông, cho thấy Lầu Năm Góc có tin t́nh báo về hoạt động của tàu ngầm Trung Quốc ở đây. Sự hiện diện của nhiều loại phi cơ cũng cho thấy Washington đang kiểm tra khả năng sẵn sàng và độ tin cậy của các lực lượng Mỹ đóng tại khu vực", nguồn tin này cho hay.
Su Tzu-yun, chuyên gia thuộc Viện nghiên cứu Quốc pḥng và An ninh Đài Loan (INDSR), nhận định quân đội Mỹ có thể đang hành động dựa trên thông tin t́nh báo cụ thể. "Họ có thể nắm được tin t́nh báo về tàu ngầm Trung Quốc và đây nhiều khả năng là lư do nhiều máy bay Mỹ được giao nhiệm vụ t́m kiếm bất cứ động thái bất thường nào của tàu ngầm Trung Quốc ở eo biển Ba Sĩ", ông Su nói.
"Nếu Trung Quốc triển khai tàu ngầm qua eo biển Ba Sĩ và Balintang, nằm giữa đảo Đài Loan và Philippines, chúng sẽ răn đe hoạt động của hải quân Mỹ giữa Biển Đông và Biển Philippines. Hướng triển khai như vậy thể hiện ư định giành quyền kiểm soát lớn hơn trên vùng biển nằm giữa Trung Quốc và các thực thể ở Bột Hải, Hoàng Hải, biển Hoa Đông và Biển Đông", Alexander Huang Chieh-cheng, giáo sư quan hệ quốc tế của Đại học Đàm Giang ở Đài Bắc, cho biết.
Căng thẳng tại eo biển Đài Loan gần đây gia tăng khi Trung Quốc đại lục 9 lần điều tiêm kích, oanh tạc cơ và vận tải cơ cơ áp sát ḥn đảo trong tháng 6. Bộ Quốc pḥng Trung Quốc chưa nêu lư do tăng cường hoạt động quân sự quanh đảo Đài Loan.
Giới chuyên gia nhận định các chuyến bay áp sát Đài Loan dường như là phản ứng của Bắc Kinh sau khi Washington cho vận tải cơ bay qua ŕa phía tây ḥn đảo, đồng thời răn đe vụ Đài Bắc phóng hai tên lửa hôm 11/6. Vụ thử tên lửa nằm trong chương tŕnh phát triển vũ khí tăng năng lực pḥng thủ của Đài Loan trước đại lục.