Khoảng hơn 75.000 pḥng khách sạn, hàng loạt các chuỗi nhà hàng nổi tiếng ở thủ đô Ấn Độ cho biết không tiếp nhận du khách Trung Quốc sau đụng độ đẫm máu xảy ra ở biên giới giữa hai nước.
Người dân Ấn Độ đồng loạt kêu gọi tẩy chay hàng “Made in China”, tức giận đốt ảnh Chủ tịch nước Trung Quốc - Tập Cận B́nh trên đường phố. Ảnh: Reuters
Những ngày gần đây, làn sóng tẩy chay Trung Quốc đă lan rộng ở Ấn Độ, sau vụ đụng độ của binh sĩ 2 nước ở khu vực biên giới khiến 20 lính Ấn Độ thiệt mạng.
Mới đây nhất, Hiệp hội Chủ nhà hàng và Khách sạn New Delhi, tổ chức gồm các ông chủ và người kinh doanh nhà hàng khách sạn tại thủ đô Ấn Độ, đă quyết định sẽ không cung cấp dịch vụ cho du khách Trung Quốc.
Ông Sandeep Khandelwal - Chủ tịch Hiệp hội chủ khách sạn và nhà hàng New Delhi cho hay, quyết định trên sẽ thực hiện trên toàn 75.000 pḥng khách sạn ở thủ đô Ấn Độ và rằng động thái này nhằm “ủng hộ chính phủ trong t́nh huống giống như chiến tranh này với Trung Quốc”.
Hiệp hội này cũng khuyến khích các thành viên ngưng sử dụng sản phẩm có nguồn gốc xuất xứ từ Trung Quốc.
Trong năm 2018, gần 300.000 du khách Trung Quốc đến Ấn Độ. Tuy nhiên, việc tẩy chay này chủ yếu mang tính biểu tượng bởi lệnh hạn chế du lịch v́ dịch Covid-19 khiến du khách nước ngoài đến Ấn Độ giảm mạnh.
Tại thủ đô New Delhi, nhiều khách sạn tiếp tục đóng cửa bất chấp chính quyền đă nới lỏng lệnh phong toả v́ Covid-19.
Tuy nhiên động thái của hiệp hội khách sạn Delhi cho thấy không khí bài Trung Quốc tại Ấn Độ - vốn chủ yếu diễn ra trên mạng xă hội, đă bắt đầu chuyển hoá thành các hành động cụ thể, trong đó có việc tẩy chay hàng hoá và dịch vụ của Trung Quốc.
Các mặt hàng sản xuất tại Trung Quốc, trong đó có những nguyên liệu thô mang tính sống c̣n đối với ngành công nghiệp sản xuất dược phẩm của Ấn Độ, cũng đang bị ùn ứ tại các cảng và sân bay do hải quan nước này siết chặt kiểm tra.
Bất chấp căng thẳng kéo dài ở khu vực này, Ấn Độ và Trung Quốc tiếp tục xây dựng quan hệ thương mại chặt chẽ hơn.
Kim ngạch thương mại hàng năm giữa 2 nước vào khoảng 90 tỷ USD, với cán cân nghiêng hẳn về phía Trung Quốc (50 tỷ USD).
VietBF@sưu tập