Đặc biệt là phong trào "Black Lives Matter" khiến làm cho những người con gốc Á và Mỹ Latin đang cố gắng thay đổi những nhận định cố hữu của cha mẹ ḿnh về nạn phân biệt chủng tộc.
Cuộc tranh luận bắt đầu ngay khi Charlie Mai và em trai, Henry, thông báo kế hoạch tham gia một cuộc biểu t́nh Black Lives Matter vào một tối tại Washington D.C. Cha họ th́ không quan tâm lắm.
Con trai ông - Charlie, 24 tuổi - không nghĩ vậy.
“Cha tôi luôn tin rằng ai cũng có cơ hội như nhau, mà về cơ bản th́ điều đó không đúng”, theo Charlie, một hoạ sĩ đă rời New York để về nhà ở Bắc Virginia, v́ đại dịch. “Đối với tôi, quan điểm rằng chỉ cần chăm chỉ th́ mọi thứ sẽ có kết quả tốt rất 'châu Á'. Tôi nghĩ rằng đó là ảo tưởng".
Buổi sáng tháng 6 đó, giữa tiếng la hét và cả nước mắt, Glenn doạ sẽ bước ra ngoài khi biết rơ rằng Charlie và Henry, 22 tuổi, đă lên kế hoạch thách thức giới nghiêm lúc 19h của thành phố.
Tuy nhiên, cuối cùng, ông ấy vẫn lái xe vào trung tâm thành phố để đưa hai cậu con trai về nhà an toàn, và cuộc tranh căi về các cuộc biểu t́nh, sự tàn bạo của cảnh sát và sự phân biệt chủng tộc có hệ thống đă dịu đi sau một cuộc tṛ chuyện dài.
Charlie Mai, 24 tuổi (ở giữa), và Henry Mai, 22 tuổi (bên trái) cùng với mẹ của họ, Mary Mai, tại nhà. Ảnh: Washington Post.
Glenn Mai, một đặc vụ FBI đă nghỉ hưu, được nuôi dạy ở Dallas bởi những người Trung Quốc di cư. Họ dạy ông rằng thành công sẽ đến nếu chúng ta làm việc chăm chỉ.
“Văn hoá người Hoa rất quan tâm đến việc làm việc theo hệ thống”, ông Glenn, 54 tuổi, cho hay. Và trong suốt nhiều thập niên là một nhân viên thực thi pháp luật, ông tin rằng hệ thống này có hiệu quả.
Trong phong trào dân quyền vào thập niên 1950 - 1060, các bậc phụ huynh da đen và con cái của họ có thể không đồng ư về tốc độ và chiến lược, nhưng họ có chung trải nghiệm từng bị phân biệt đối xử. Các đồng minh không phải người da màu của họ, phần đông là người Mỹ gốc Do Thái, cũng là thiểu số trong thập niên 1960.
Ngược lại, các cuộc biểu t́nh đang diễn ra - phần lớn do người trẻ lănh đạo và bùng phát từ việc một người đàn ông da đen bị giết bởi một sĩ quan cảnh sát da trắng ở bang Minneapolis - đa dạng hơn nhiều. Trong số đó có những người Mỹ gốc Phi ủng hộ phong trào Black Lives Matter từ khi nó được thành lập vào năm 2014, những người mới đến - cả da đen lẫn da trắng - được sinh ra ở Mỹ và có cuộc sống rất khác biệt so với thế hệ cha mẹ của họ.
Ngoài ra, cũng có một lượng lớn những người biểu t́nh đến từ các gốc gác khác. Một số là hậu duệ của người di cư đến Mỹ nhiều thế hệ trước, trong khi nhiều người khác sinh ra trong các gia đ́nh đến Mỹ kể từ khi Đạo luật Nhập cư và Nhập tịch năm 1965 được thông qua.
Những người biểu t́nh da trắng và da đen, những người châu Á, Latin và các đồng minh trẻ khác đang đoàn kết chống lại nạn phân biệt chủng tộc đối với người da đen. Và nhiều người đang cố gắng khiến cha mẹ của ḿnh hiểu tại sao cần phải thay đổi.
“Không có nhiều thứ lắm để lạc quan (về phong trào) lúc này” ông Vargas, nhà sáng lập và điều hành của một tổ chức vận động di dân và một cựu phóng viên của Washington Post, nói, “nhưng đây (việc người trẻ nói chuyện với bố mẹ) là một trong số đó".
“Điều đó thực sự rất xấu hổ”
Gisselle Quintero quan sát biểu cảm đau đớn trên khuôn mặt của cậu em họ 15 tuổi của ḿnh khi cậu xem đoạn phim nhân viên cảnh sát Derek Chauvin quỳ trên cổ George Floyd trong gần chín phút, trong khi Floyd thở hổn hển.
Cậu thiếu niên đó, với một nửa ḍng máu là người Mỹ gốc Phi, đă đến sống cùng gia đ́nh Quintero ở Marysville (bang California), và Quintero cùng gia đ́nh cô đă coi cậu như một người anh em. Khi các cuộc biểu t́nh lan rộng như nhấn ch́m cả quốc gia mà cộng đồng nông dân bảo thủ - nơi Quintero lớn lên - vẫn im lặng, cô sinh viên 18 tuổi quyết định hành động.
“Tôi cảm thấy khó chịu khi thấy những người da đen bị đối xử bất công. Tôi có chút tiếng nói trong cộng đồng này, tôi biết tôi phải làm ǵ đó”, Quintero nói. Vào đầu tháng 6, cô đăng lên mạng xă hội về một cuộc biểu t́nh trước một trung tâm thương mại gần nhà.
Cha mẹ cô, những chủ doanh nghiệp người Mỹ gốc Mexico và người ủng hộ Trump mạnh mẽ, đă phản đối kế hoạch của cô.
“Lúc đầu, bố mẹ tôi như này 'Thật ngu ngốc. Tất cả mạng sống đều xứng đáng'", Quintero nói. “Họ không hiểu bức tranh toàn cảnh về vấn đề, rằng hệ thống này rất rối rắm, và không một ai xứng đáng bị gh́ đầu gối lên cổ trong 8 phút chỉ v́ nghi ngờ dùng tờ bạc giả mệnh giá 20 USD".
Quintero đă lớn lên cùng câu chuyện của bà cô về việc họ bị cấm uống nước từ những ṿi nước mà chỉ người da trắng được uống, dù họ phải làm việc trên cánh đồng cả ngày dài, trong thời tiết nóng nực. Họ vẫn chưa được cộng đồng da trắng chấp nhận. Cô ấy cũng nhận ra rằng rất nhiều người trong cộng đồng Mexico lại phân biệt chủng tộc đến không ngờ.
Những cuộc biểu t́nh với hàng trăm người đă diễn ra trong nhiều ngày qua. Mẹ Quintero đă đi cùng để đảm bảo rằng cô được an toàn, và thấy ḿnh bị thu hút bởi những câu chuyện của người da đen đấu tranh với nạn phân biệt chủng tộc.
“Mỗi ngày, bà ấy tiếp tục ra ngoài và cảm thấy như thế càng nhiều", Quintero nói.
Cuối cùng, vào ngày thứ ba, mẹ Gissele đă mang cha cô là Wilfredo theo.
“Ông ấy bắt đầu hướng dẫn mọi người hô khẩu hiệu”, Giseelle nói. “Vào cuộc biểu t́nh cuối cùng của tôi, mẹ tôi đă đứng lên phát biểu về cách bà không ủng hộ Black Lives Matter lúc đầu, nhưng đă lắng nghe mọi thứ với tư cách là một người mẹ, và cuối cùng đă thay đổi suy nghĩ. Điều này khiến mọi người trong đám đông xúc động".
Elizabeth Quintero, 39 tuổi, đồng ư rằng trong khi cô và chồng vẫn ủng hộ Trump, quan điểm của cô về phong trào Black Lives Matter đă thay đổi.
“Ở thị trấn của chúng tôi, có những người phân biệt chủng tộc, nhưng tôi chưa từng thực sự trải nghiệm điều đó", Elizabeth, người tự nhận ḿnh là người Latin trắng và có gia đ́nh đến Mỹ từ vài thế hệ trước, nói. “Tôi đă không có một cái nh́n sâu sắc về nó… Điều đó thực sự rất xấu hổ”.
Gisselle Quinreto, 19 tuổi, cùng cha mẹ của ḿnh là Wilfredo và Elizabeth Quinreto. Ảnh: Washington Post.
“Thứ ngôn ngữ đầy đặc quyền”
Sự bài xích người da đen của những người gốc Latin ở Mỹ bắt nguồn từ lịch sử của chủ nghĩa thực dân châu Âu và chế độ nô lệ ở nước bản địa của họ, theo nhận định của Jasmine Haywood, một nhân viên tại tổ chức Lumina, và là người đă nghiên cứu về chủ nghĩa phân biệt chủng tộc chống lại người da đen trong cộng đồng người Mỹ Latin.
Khi họ cố gắng đồng hoá, những người Mỹ Latin thường áp dụng thái độ bài xích người da đen “đến từ người da trắng”, Haywood nói. Thái độ đó bao gồm các định kiến rằng người da đen thường bạo lực và lười biếng.
Tuy nhiên, những người trẻ tuổi trong các cộng đồng người Latin, châu Á và thành viên của các nhóm người da đen nhập cư lại rất có khả năng trở thành bạn học, hàng xóm, hoặc bạn bè với hậu duệ của những người Mỹ nô lệ. Và họ đă bị ảnh hưởng bởi thứ âm nhạc thể hiện tiếng nói của người da đen là hip-hop.
“Đây là nơi mà sức mạnh của văn hóa đại chúng không thể chối bỏ”, ông Vargas, người Philippines, nói. “Bạn không thể yêu văn hóa đen mà không yêu người da đen".
Haywood cũng ghi nhận những nỗ lực của những người Mỹ Latin có nguồn gốc từ châu Phi trong việc kích thích những tư tưởng cởi mở.
Để so sánh, nhiều người Mỹ gốc Á lớn tuổi không nắm bắt được “ngôn ngữ đặc quyền”, ông Kim Tran, người đang viết sách về t́nh đoàn kết ngày càng phát triển của người Mỹ gốc Á với phong trào Black Lives Matter, nhận định.
Ngôn ngữ đặc quyền “cũng phủ nhận kinh nghiệm của rất nhiều người lớn tuổi châu Á đă trải qua nỗi đau và nỗi kinh hoàng khủng khiếp”, Tran, 33 tuổi và là một người gốc Việt, nói.
Cụ thể, nhiều người Mỹ gốc Á lớn tuổi giữ lấy niềm tin về việc người gốc Á tại Mỹ thường là "thiểu sổ kiểu mẫu", một "ảo ảnh" được cổ súy trong văn hóa Mỹ. Định kiến, Tran nói, lần đầu tiên được áp dụng cho người Mỹ gốc Nhật khi họ cố gắng đồng hóa văn hóa Mỹ sau khi Thế chiến II và sau đó lan rộng sang các cộng đồng gốc Á khác.
Nó đặt người châu Á lên đỉnh kim tự tháp của xă hội, nghĩa là ưu việt về mặt đạo đức nghề nghiệp, thông minh và quyết tâm thành công hơn so với những người ngoại lai khác.
Định kiến đưa ra “cách để (người nhập cư châu Á) thích nghi với kết cấu của nước Mỹ”, bằng cách thúc đẩy ư tưởng rất Mỹ rằng làm việc chăm chỉ sẽ luôn dẫn đến thành công.
Đồng thời, nó bỏ qua những lợi thế trong chính sách giáo dục và nhập cư mà một số dân tộc Mỹ gốc Á được hưởng, trong khi những dân tộc khác th́ không. Nó cũng bỏ qua phân biệt chủng tộc chống lại người Mỹ gốc Phi.
“Tôi đă sai lầm”
Glenn Mai đă có một tuổi thơ hạnh phúc ở Dallas, được nuôi dưỡng bởi một cặp cha mẹ người Mỹ gốc Hoa nhập cư, những người rời Trung Quốc đến Mỹ và tạo dựng nên một công ty công nghệ thịnh vượng. Ông tham gia vào Hướng đạo sinh và theo học tại một trường tư thục ưu tú, nơi ông là một trong số ít người Mỹ gốc Á.
Cha mẹ của Mai có rất ít tương tác với người Mỹ gốc Phi, và cụ thể là mẹ Mai thậm chí c̣n sợ hăi họ, mặc dù Mai cho rằng cha mẹ ḿnh “không nhận thức về chủng tộc” nhiều hơn là kỳ thị chủng tộc.
Mai đă hoàn thành đại học tại Đại học Carnegie Mellon vào những năm 1980 với bằng kỹ sư điện như cha ḿnh, trước khi nổi loạn và đi theo một hướng khác. Bằng cách gia nhập CIA và sau đó là FBI, Mai nói, ông tin rằng ḿnh có thể tạo ra sự khác biệt trong hệ thống. Là một đặc vụ thường xuyên làm việc với cơ quan thực thi pháp luật địa phương về các vụ án, ông đă không được chứng kiến sự tàn bạo của cảnh sát đối với người da đen và thường cảm thấy cảnh sát bị chỉ trích một cách bất công, ông nói.
Trong khi đó, những người con trai ông đă đi theo con đường khác. Sau khi tốt nghiệp Bard College với chuyên ngành sân khấu điện ảnh, Charlie Mai bắt đầu cuộc sống như một nghệ sĩ ở thành phố New York. Anh ta thể hiện các chủ đề về chủng tộc và văn hoá trong tác phẩm điêu khắc của ḿnh.
Người em trai, Henry, chuyên ngành Xă hội học, đă trải nghiệm những khoá học về chủng tộc và giam giữ hàng loạt. Cả hai người con của Mai đều có những người bạn da đen và họ tin rằng người Mỹ gốc Phi phải đối mặt với những rào cản mà người Mỹ da trắng không phải đối diện.
Khi lớn lên trong một môi trường đa dạng, “bạn rất nhanh sẽ nhận ra rằng vấn đề của mọi người cũng đều là vấn đề của bạn. Nếu đây là những người bạn yêu thương, bạn phải ủng hộ cho họ”, Charlie Mai nói.
Vào ngày 1/6, khi Charlie và Henry lên đường biểu t́nh, cha của họ đă rất buồn v́ những đứa con trai của ḿnh có kế hoạch phá vỡ giờ giới nghiêm, lo sợ rằng họ sẽ bị cuốn vào bạo loạn và bị tổn thương khi màn đêm buông xuống.
Mary Byrne, người Mỹ gốc Ireland, đă ủng hộ niềm tin của các cậu con trai nhiều hơn. Nhưng chiều hôm đó, “chúng tôi đă có một trận căi vă lớn nhất trong gia đ́nh của chúng tôi từ trước đến nay”, Mary, 54 tuổi, nói. "Những tiếng chửi thề bay khắp trong không khí".
Charlie và Henry rời khỏi nhà để đến Washington, dừng tại quảng trường Lafayette. Cùng lúc, Glenn nổi giận nhưng vẫn dán mắt vào tin tức. Ông xem trên tivi khi các sĩ quan liên bang bắt đầu sử dụng hơi cay dọn sạch những người biểu t́nh khỏi quảng trường, để Tổng thống Trump có thể có một bức ảnh với một cuốn Kinh thánh trước Nhà thờ Thánh John.
Các con trai của ông đă hướng về phía sau đám đông nhưng đủ gần để chứng kiến sự hỗn loạn và bị ho bởi khí ga.
Đêm muộn, với Charlie và Henry về nhà an toàn, và Glenn thú nhận có một chút thay đổi trong t́nh cảm.
“Các con đă đúng, trật tự xă hội đă bị phá vỡ. Cha đă sai”, Mary nhớ lại những ǵ Mai nói. “Chính phủ đă không bảo vệ người dân.”
Trong khi vẫn nghĩ rằng làm việc theo hệ thống vẫn tốt nhất, Glenn Mai đă thừa nhận rằng các cuộc buổi t́nh đă dẫn đến một số thay đổi trong xă hội. Và vụ việc một cảnh sát đẩy một người biểu t́nh 75 tuổi xuống đất theo cách rất bạo lực, gây nên thương tích ở đầu, là bài học cho ông về sự tàn bạo của cảnh sát.
Mặc dù vậy, ông dự dịnh sẽ dành thời gian hưu trí của ḿnh cho việc ngắm chim, thay v́ trở thành một nhà hoạt động.
Các con trai Mai đă đưa cho cha họ những cuốn sách và bài báo về chủng tộc để đọc, nhưng Charlie dự đoán rằng “vẫn c̣n một con đường dài phía trước” để khiến cha họ hành động.
“Ai trong chúng ta với tư cách là thế hệ trẻ sẽ yêu cầu cha mẹ ḿnh gỡ bỏ những tấm khiên bảo vệ ngay lập tức?”, Charlie nói. “Họ đă không muốn xây dựng các cơ chế pḥng thủ này. Sao chúng ta có thể nói rằng chúng ta cảm thông với những vấn đề này nếu như chúng ta không cảm thông với chính cha mẹ của ḿnh?”.