Mỹ quyết vượt Nga, Trung về không gian trong chiến lược quốc pḥng mới. Một khi mà Lầu Năm Góc xác định Trung Quốc và Nga là mối đe dọa chiến lược lớn nhất đối với Mỹ th́ họ sẽ quyết tâm vượt hai nước này về lĩnh vực không gian trong chiến lược quốc pḥng mới.
Mỹ đă tiết lộ chiến lược quốc pḥng không gian mới nhằm duy tŕ ưu thế trong các hoạt động quân sự, thương mại và các vấn đề khác, lĩnh vực mà Washington đang bị Bắc Kinh và Moscow thách thức, South China Morning Post cho biết.
Không gian giờ đây là lĩnh vực chiến tranh khác biệt, đ̣i hỏi những thay đổi toàn diện về chính sách, chiến lược, hoạt động, đầu tư, năng lực và chuyên môn cho môi trường chiến lược mới.
Mỹ sẽ tập trung đối phó hệ thống Bắc Đẩu của Trung Quốc. Ảnh: SCMP.
Báo cáo chiến lược quốc pḥng mới được Lầu Năm Góc công bố hôm 17/6, một ngày sau khi Trung Quốc hoăn vụ phóng vệ tinh Bắc Đẩu 3 v́ vấn đề kỹ thuật.
Vệ tinh này là cái cuối cùng trong 30 vệ tinh của hệ thống định vị toàn cầu Bắc Đẩu thế hệ thứ 3 để Trung Quốc đối phó hệ thống định vị GPS của Mỹ.
Nga, Trung là mối đe dọa
Trong báo cáo, Lầu Năm Góc xác định Trung Quốc và Nga là mối đe dọa chiến lược lớn nhất đối với Mỹ. Lầu Năm Góc nói rằng các hành động, ư định và chiến lược quân sự của Trung Quốc và Nga đă biến không gian vũ trụ thành một chiến trường.
Báo cáo cho biết thêm “Trung Quốc và Nga đang vũ khí hóa vũ trụ như phương thức để giảm hiệu quả quân sự của Mỹ và đồng minh, thách thức quyền hoạt động tự do của chúng ta trong không gian. Sự gia tăng nhanh trong các hoạt động không gian thương mại và quốc tế trên toàn thế giới làm tăng thêm sự phức tạp trong không gian”.
Để giải quyết các thách thức, mối đe dọa và cơ hội trong môi trường an ninh hiện tại và tương lai, Bộ Quốc pḥng Mỹ sẽ thực hiện một số thay đổi cho chương tŕnh không gian của ḿnh trong thập kỷ tới, báo cáo viết.
Chiến lược mới bao gồm tập trung xây dựng lực lượng Không gian, chi nhánh mới của lực lượng vũ trang Mỹ, sắp xếp lại các cơ quan trong lĩnh vực không gian vũ trụ, làm việc với các quan chức chính phủ, doanh nghiệp tư nhân trong lĩnh vực không gian thương mại, cũng như tăng cường hợp tác với đồng minh và đối tác.
Tập trung kiềm chế Trung Quốc
He Qisong, chuyên gia pḥng thủ không gian tại Đại học Khoa học Chính trị Thượng Hải, cho biết nhiều phần trong chiến lược được đề cập trong báo cáo, đặc biệt là giải pháp chia sẻ thông tin, công nghệ và cơ hội kinh doanh đă được sử dụng trước đây để cô lập và kiềm chế Trung Quốc trong cả lĩnh vực quân sự và thương mại.
“Mỹ vốn nắm ưu thế về không gian, gần một nửa trong số 320 vệ tinh quân sự và mục đích kép được phóng lên bởi Mỹ, sau đó đến Nga và Trung Quốc. Những ǵ Washington muốn là mở rộng khoảng cách với Trung Quốc và Nga, đặc biệt là Trung Quốc khi nước này sắp hoàn thành hệ thống định vị Bắc Đẩu”, ông He nói.
Tổng thống Donald Trump xem lá cờ của lực lượng Không gian, chi nhánh mới của lực lượng vũ trang Mỹ. Ảnh: Reuters.
Zhou Chenming, chuyên gia quân sự ở Bắc Kinh, cho biết hệ thống Bắc Đẩu của Trung Quốc nhằm mục đích ra mắt dịch vụ dẫn đường toàn cầu trong 15 năm tới.
“Công nghệ điều hướng sử dụng bởi hệ thống Bắc Đẩu có thể cạnh tranh với GPS của Mỹ, nhưng vấn đề chính là Trung Quốc không có đủ kinh nghiệm trong việc quảng bá dịch vụ này như một hệ thống toàn cầu”, ông Zhou nói.
Bắc Kinh đầu tư rất nhiều vào hệ thống Bắc Đẩu. Các vệ tinh đầu tiên được phóng vào đầu những năm 2000. Hệ thống này đă mở rộng từ chủ yếu sử dụng cho quân sự sang các ứng dụng thương mại quy mô lớn hơn.
Ông He cho biết thêm chiến lược không gian mới của Mỹ có thể tạo ra nhiều rào cản hơn cho kế hoạch Bắc Đẩu của Trung Quốc.
“Washington có thể sử dụng kế hoạch toàn cầu của hệ thống Bắc Đẩu như là cái cớ để kiềm chế và phát triển hơn nữa sự vượt trội hiện có của họ trong không gian, có thể giúp Lầu Năm Góc hợp tác với Nhật Bản, Australia và các đối tác khác để ngăn chặn Trung Quốc”, ông He nói.
Tháng trước, Cơ quan phát triển vũ trụ Mỹ đă công bố kế hoạch phóng 150 vệ tinh để theo dơi vũ khí siêu vượt thanh trên quỹ đạo vào năm 2024.
Một nhà quan sát cho biết kế hoạch nhằm mục đích giúp Lầu Năm Góc kiểm soát tài sản trong không gian và theo dơi sát sao các hoạt động của Trung Quốc.
VietBF@ sưu tầm.