V́ sao TQ "sống chết" muốn có khu vực nơi binh sĩ đụng độ ác liệt với Ấn Độ? Theo Indian Express, khu vực đó chính là thung lũng Galwan, nó thuộc khu vực Ladakh. Khí hậu ở vùng này rất khắc nghiệt, được miêu tả là hoang vu, cỏ dại cũng khó mọc nhưng lại là vị trí chiến lược mà Trung Quốc rất muốn sở hữu.
Binh sĩ Ấn Độ ở vùng Ladakh đang tranh chấp với Trung Quốc (ảnh: Indian Express)
Tháng 7.1958, Trung Quốc công bố bản đồ tuyên bố vùng Ladakh thuộc lănh thổ nước này.
Ngay sau khi bản đồ mới của Trung Quốc được công bố, Thủ tướng Ấn Độ lúc bấy giờ là ông Jawaharlal Nehru đă có nhiều cuộc thảo luận với người đồng cấp Trung Quốc Chu Ân Lai về vấn đề Ladakh.
Trung Quốc đă cho xây dựng nhiều con đường nối Ladakh với 2 khu tự trị khác là Tân Cương và Tây Tạng. Chiến tranh biên giới Trung - Ấn năm 1962 nổ ra, dẫn đến sự h́nh thành của Đường kiểm soát thực tế (LAC).
Trong một tuyên bố vào tháng 8.1959, ông Nehru miêu tả Ladakh là khu vực rộng lớn nhưng không có người ở. Nơi có khí hậu khắc nghiệt tới nỗi một ngọn cỏ dại cũng khó mọc nổi.
Xét về phương diện lịch sử, văn hóa, Ladakh có mối liên kết rất sâu sắc với khu tự trị Tây Tạng của Trung Quốc.
Ladakh cũng là một vị trí chiến lược khi gần như nằm giữa 3 nước Trung Quốc, Ấn Độ, Pakistan. Nơi đây từng là trung tâm của một tuyến giao thương quan trọng của châu Á.
Khi Ấn Độ c̣n là thuộc địa của người Anh, công ty Đông Ấn Độ (thuộc sở hữu của Anh quốc) đă rất quan tâm đến vị trí của Ladakh và muốn biến nơi này trở thành cầu nối thương mại với khu vực phía Tây Trung Quốc.
Những tấm bản đồ người Anh vẽ về Ladakh là những bằng chứng chủ yếu để Ấn Độ tuyên bố yêu sách chủ quyền đối với khu vực này. Trong khi Trung Quốc không công nhận và cho rằng, Ladakh là khu vực chưa bao giờ được phân định rơ ràng.
Ladakh là khu vực quan trọng, có ư nghĩa chiến lược đối với Trung Quốc (ảnh: SCMP)
Năm 1950, sau khi sáp nhập Tây Tạng vào lănh thổ, Trung Quốc ngày càng nhận ra tầm quan trọng của Ladakh. Đây là khu vực chiến lược, được xem như “ch́a khóa” giúp Trung Quốc kiểm soát 2 khu tự trị vốn nhiều bất ổn là Tây Tạng và Tân Cương.
“Về lư do dẫn đến những vụ đụng độ ở biên giới không có hồi kết giữa Trung Quốc và Ấn Độ, tôi cho rằng, từ năm 2013, Ấn Độ đă đẩy mạnh việc xây dựng cơ sở hạ tầng ở Ladakh và điều này khiến Bắc Kinh không hài ḷng. Cần phải biết rằng, Ladakh có vị trí quan trọng giúp Trung Quốc kiểm soát tốt t́nh h́nh ở Tây Tạng và Tân Cương”, Abhijnan Rej – chuyên gia phân tích an ninh quốc tế - nhận xét.
Trở lại vụ đụng độ mới nhất giữa binh sĩ hai nước, ngày 18.6, quân đội Ấn Độ thông báo, không có binh sĩ nào của nước này mất tích.
Trước đó, nhiều phương tiện truyền thông Ấn Độ cho rằng, một số binh sĩ nước này vẫn mất tích. Một tướng lĩnh cao cấp Ấn Độ cho biết, có 20 binh sĩ bị quân đội Trung Quốc bắt giữ trong đụng độ đêm 15.6
“Không có binh sĩ Ấn Độ nào mất tích sau vụ đụng độ”, quân đội Ấn Độ tuyên bố. Tuy nhiên, Ấn Độ từ chối b́nh luận về vấn đề binh sĩ nước này có đang bị quân đội Trung Quốc bắt giữ hay không.
VietBF@ sưu tầm.