Trong bối cảnh Quốc Hội Trung Quốc vừa thông qua luật an ninh quốc gia để siết chặt kiểm soát đặc khu Hồng Kông, v́ vậy Chủ tịch Trung Quốc khi cưỡng ép Hồng Kông với luật an ninh quốc gia ngay trong đại dịch, đă gánh lấy rủi ro có thể làm các nhà đầu tư ngoại quốc rời bỏ đặc khu, và có thể bị Hoa Kỳ trừng phạt.
Cuộc tưởng niệm Thiên An Môn cuối cùng sau 30 năm ?
Người biểu t́nh chống luật an ninh quốc gia ở Hồng Kông đụng độ với cảnh sát ngày 27/05/2020. © REUTERS/Tyrone Siu
Courrier International dịch bài phóng sự của South China Morning Post « Hồng Kông : Các thế hệ cùng đoàn kết để tưởng niệm Thiên An Môn », sự kiện dù bị cấm đoán nhưng vẫn diễn ra.
Khá nhiều người trẻ từ vài năm qua cho rằng việc tổ chức tưởng niệm vụ thảm sát hàng năm chỉ là thủ tục, không mang lại tác động hữu ích cho công cuộc đấu tranh dân chủ. Nhưng năm nay các nhà hoạt động đă gác sang một bên những bất đồng trước mối đe dọa mới : luật an ninh quốc gia. Nhiều người lo sợ cuộc tưởng niệm quy mô vẫn diễn ra suốt 30 năm qua trên một vùng đất thuộc Trung Quốc sẽ trở thành bất hợp pháp.
Những người tham gia họp thành nhiều nhóm nhỏ với nến cầm tay, xuất hiện tại nhiều địa điểm khác nhau trong thành phố. Nhưng đây không phải là khác biệt duy nhất so với các buổi lễ trang trọng tại công viên Victoria những năm trước đây nhằm tưởng niệm những người đă ngă xuống ở Thiên An Môn năm 1989.
Ngày 4 tháng Sáu năm 2020 c̣n là dịp bày tỏ sự phẫn nộ trước chính quyền, một năm sau phong trào biểu t́nh. Nhiều người hát vang bài « Nguyện vinh quang quy Hương Cảng », giơ cao các biểu ngữ « Không có nổi dậy, chỉ có độc tài », « Một quốc gia duy nhất, một Hồng Kông duy nhất »…
Hàng trăm quầy hàng đă được dựng lên tại nhiều khu phố, phân phát đèn cầy cho người biểu t́nh. Đó là nhờ phe đối lập giành được 80% số ghế trong cuộc bầu cử địa phương trước đó. Đại biểu đối lập ở các quận nay có được nguồn lực cần thiết để tổ chức cuộc tưởng niệm trong toàn thành phố.
Lệnh cấm tập họp tại công viên Victoria đă gây phản tác dụng. Trước đây một số người Hồng Kông không đi v́ nghĩ rằng năm nào cũng diễn ra, giờ đây họ hăng hái tham gia, sợ rằng sẽ là buổi tưởng niệm cuối cùng. Một người cho biết sau này sẽ kể lại vụ Thiên An Môn cho con gái hiện mới lên ba : « Tôi không muốn sự thật bị rơi vào quên lăng ».
Tập Cận B́nh coi Hồng Kông là thành tŕ của « thế lực thù địch »
V́ sao Bắc Kinh dùng bàn tay sắt với Hồng Kông trong lúc này ? L’Express nhận định « Đối mặt với Hồng Kông, Tập Cận B́nh lựa chọn sự thách đố qua việc áp đặt ».
Chủ tịch Trung Quốc khi cưỡng ép Hồng Kông với luật an ninh quốc gia ngay trong đại dịch, đă gánh lấy rủi ro có thể làm các nhà đầu tư ngoại quốc rời bỏ đặc khu, và có thể bị Hoa Kỳ trừng phạt. Nhưng ông Tập tin rằng sẽ thắng, củng cố h́nh ảnh một nhà lănh đạo cứng rắn đối với dân Hoa lục, và kết thúc được phong trào biểu t́nh đại quy mô ở Hồng Kông.
Nhà nghiên cứu chính trị độc lập Trần Đạo Ngân (Chen Daoyin) giải thích : « Tập Cận B́nh hoàn toàn cân nhắc được các nguy cơ. Dưới mắt ông ta, Hồng Kông đă trở nên thành tŕ của ‘các thế lực thù địch nước ngoài’, là mối đe dọa ngày càng lớn. Ông hy vọng đạo luật sẽ giúp thống lĩnh về chính trị mà vẫn không ảnh hưởng đến tư cách quốc tế của Hồng Kông ».
Muốn vậy, cần phải trấn an giới kinh doanh. Chuyên gia Jean-Pierre Cabestan, trường đại học Báp-tít Hồng Kông nhận xét : « Trung Quốc có lợi khi Hồng Kông vẫn là trung tâm kinh tế tài chính hàng đầu, như thế cần duy tŕ an toàn về pháp luật cho các doanh nghiệp, nếu không họ sẽ ra đi ».
Alicia Garcia Herrero, kinh tế gia trưởng phụ trách châu Á-Thái B́nh Dương của ngân hàng Natixis ở Hồng Kông nói thêm, các công ty Trung Quốc thông qua Hồng Kông có thể gọi vốn trên thị trường chứng khoán và giao dịch bằng đồng đô la. C̣n thị trường chứng khoán Thâm Quyến lẫn Thượng Hải không có được hệ thống tư pháp độc lập, hơn nữa luồng vốn ra vào bị chính quyền Trung Quốc kiểm soát.
Nguy cơ trước tiên cho ông Tập là luật an ninh quốc gia có thể tái thúc đẩy phong trào phản kháng, cho dù đàn áp và đợt bắt bớ mới đây có thể làm khựng lại đôi chút. Những người trẻ cực đoan nhất có thể sẽ tiếp tục xuống đường, vấn đề là dân chúng đang gặp khó khăn kinh tế có ủng hộ đông đảo hay không.
Một nguy cơ khác là sự trả đũa của Mỹ. Nếu tổng thống Donald Trump hủy bỏ chế độ ưu đăi cho Hồng Kông, nền kinh tế đặc khu sẽ lung lay. Tuy nhiên theo ông Jean-Pierre Cabestan, thay v́ dùng biện pháp có thể làm ảnh hưởng đến các công ty Mỹ tại đây, Hoa Kỳ có thể t́m cách trừng phạt các quan chức Trung Quốc. Nhà chính trị học Hồng Kông Lâm Ḥa Lập (Willy Lam) dự báo : « Áp lực sẽ đè nặng lên phong trào dân chủ, và tự do báo chí sẽ tiếp tục giảm xuống ».