Sau vụ George Floyd, nước Mỹ lâm vào ‘nội chiến tượng đài'. Nhưng lệu cuộc chiến này có thay đổi được ǵ không?
Người biểu t́nh ở Mỹ và một số nước đang ồ ạt phá tượng đài và lên danh sách các bức tượng liên quan chế độ nô lệ để phá hủy. Tuy nhiên, hành động của họ vừa vi phạm pháp luật vừa không thể làm chấm dứt nạn phân biệt chủng tộc.
Cảnh sát đứng gác sau khi tượng Silent Sam bị người biểu t́nh lật đổ năm 2018. Ảnh: AP
Theo tờ National Interest, khi người biểu t́nh xô đổ bức tượng Liên minh miền Nam “Silent Sam” tại Đại học Bắc Carolina ở Chapel Hill ngày 20/8/2018, họ muốn hủy bỏ biểu tượng mạnh mẽ về người da trắng thượng đẳng. Xét cho cùng th́ bức tượng “Silent Sam” được dựng lên để tri ân những người muốn duy tŕ chế độ nô lệ ở Mỹ.
Với sự ủng hộ của bang Bắc Carolina, tượng “Silent Sam” đứng ngạo nghễ và hiên ngang trong khuôn viên Đại học Bắc Carolina ở Chapel Hill từ năm 1913. Giờ bức tượng đă trở thành một trong nhiều bức tượng ở hàng chục thành phố, thị trấn có tượng đài liên quan Liên minh miền Nam bị phá bỏ.
Một năm sau vụ phá bỏ tượng “Silent Sam”, người biểu t́nh Mỹ lại ồ ạt tham gia phong trào phá tượng các nhân vật liên quan chế độ nô lệ sau vụ người da màu George Floyd bị cảnh sát giết hại. Có thể nói nước Mỹ đang trải qua “nội chiến tượng đài”. Ngày 10/6 vừa rồi, đám đông người biểu t́nh ở Richmond, Virginia đă hạ bức tượng của Jefferson Davis, Tổng thống Liên minh miền Nam thời Nội chiến. Các bức ảnh cho thấy bức tượng nằm trên đất đêm 10/6.
Tượng Jefferson Davis bị tạt sơn sau khi bị lật đổ ở Richmond. Ảnh: CNN
Đây là bức tượng thứ hai bị phá ở Richmond trong hai ngày. Ngày 9/6, 1.000 người đă tụ tập ở công viên Byrd để biểu t́nh ḥa b́nh theo kế hoạch. Tuy nhiên, họ đă dùng dây kéo đổ tượng đài Christopher Columbus và vứt vào công viên.
Trước cuộc tụ tập, Hội Thổ dân Richmond đă đăng lên Twitter: “Chúng ta sẽ tập trung tại công viên Byrd để phản đối một tượng đài phân biệt chủng tộc nữa. Christopher Columbus là kẻ sát hại người thổ dân, đưa văn hóa diệt chủng chống người thổ dân mà chúng ta vẫn thấy ngày nay”.
Hai bức tượng nói trên là hai trong số nhiều bức tượng nữa đă và sẽ bị hạ gục ở các thành phố khắp nước Mỹ trong bối cảnh biểu t́nh lan rộng phản đối phân biệt chủng tộc. Nhiều người cho rằng các bức tượng lănh đạo Liên minh miền Nam là biểu tượng phân biệt chủng tộc.
Tượng của Columbus cũng bị phá tại Minnesota và ở Boston. Tại Birmingham, bang Alabama, tượng thủy thủ Liên minh miền Nam Charles Linn cũng bị người biểu t́nh lật đổ.
Tượng Christopher Columbus bị mất đầu ở Boston. Ảnh: Getty Images
Thị trưởng Joe Hogsett của thành phố Indianapolis cho biết một tượng đài của binh sĩ Liên minh miền Nam chết trong nhà tù Chính phủ Liên bang ở Indianapolis sẽ bị dỡ khỏi công viên.
Thống đốc bang Virginia thông báo kế hoạch dỡ một bức tượng nữa của Tướng Robert R. Lee thuộc phe Liên minh miền Nam khỏi Đại lộ Đài kỷ niệm lịch sử ở Richmond.
Câu hỏi được đặt ra là hành động phá hủy bức tượng của các nhân vật Liên minh miền Nam (ủng hộ chế độ nô lệ trong Nội chiến Mỹ) có thay đổi được điều ǵ không.
Sự chia rẽ chủng tộc ở Mỹ có nguồn gốc sâu xa trong lịch sử. “Silent Sam” và hơn 700 bức tượng Liên minh miền Nam vẫn c̣n ở Mỹ là đại diện cho di sản về chế độ nô lệ và phân biệt chủng tộc.
Cách duy nhất để thay đổi cuộc nội chiến mới này là đối thoại và hành động. Người biểu t́nh phá tượng có thể là v́ họ cảm thấy bế tắc trong đối thoại sau nhiều năm tranh căi.
Tượng Christopher Columbus nằm trên đất ở bang Minnesota. Ảnh: MPR News
Theo Giáo sư lịch sử Anna C. Bailey ở trường Đại học Binghamton thuộc Đại học Bang New York, các cộng đồng có thể quyết định hạ các bức tượng và thay thế bằng tượng những người ủng hộ băi nô. Họ cũng có thể giữ nguyên tượng Liên minh miền Nam với tấm biển ghi chú quan điểm cân bằng hơn về nguyên nhân Nội chiến Mỹ. Theo cách đó, tượng sẽ được sử dụng để dạy về Nội chiến, một trong những chương đẫm máu nhất lịch sử Mỹ mà không ai muốn lặp lại.
Giáo sư Bailey nhấn mạnh rằng phá bỏ tượng Liên minh niềm Nam có thể không giúp ích ǵ cho mục đích chấm dứt di sản chế độ nô lệ. Hành động đó sẽ không mang lại thay đổi có hệ thống, không chấm dứt quan điểm về người da trắng thượng đẳng, cũng như không xóa bỏ nạn phân biệt chủng tộc ở Mỹ.
Phá tượng th́ dễ nhưng cái khó hơn chính là xóa bỏ những sản phẩm phụ của chế độ nô lệ, ví dụ như t́nh trạng bỏ tù hàng loạt người da màu hay t́nh trạng bất b́nh đẳng giáo dục có hệ thống với trẻ em da màu. Giáo sư Bailey hy vọng rằng người biểu t́nh sẽ hướng nhiệt huyết để giải quyết những vấn đề gai góc, dai dẳng này.
VietBF@ sưu tầm.