Giới nhà giàu Trung Quốc "lách luật" để con không cần thi đại học - VietBF
 
 
 

HOME

NEWS 24h

ZONE 1

ZONE 2

Phim Bộ

Phim Lẻ

Ca Nhạc

Breaking
News Library Technology Giải Trí Portals Tin Sốt Home

Go Back   VietBF > World Box| Thế Giới > World News|Tin Thế Giới > World News |Tin Thế Giới 2020


 
 
Thread Tools
  #1  
Old  Default Giới nhà giàu Trung Quốc "lách luật" để con không cần thi đại học
Nhiều gia đình tìm cách mua hộ chiếu nước ngoài cho con để không phải tham dự kỳ thi đầu vào của các trường đại học hàng đầu Trung Quốc.

Bộ Giáo dục Trung Quốc gần đây đang xem xét các chương trình tuyển sinh dành cho sinh viên quốc tế tại các trường đại học, nhằm ngăn chặn sự lách luật của chính những công dân trong nước.

Thông thường, tại Trung Quốc, học sinh sau khi tốt nghiệp trung học phổ thông sẽ phải tham dự một kỳ thi tuyển sinh đại học rất khó khăn tên gọi "gaokao". Trong khi đó, người nước ngoài không cần phải thi. Điều này đồng nghĩa với việc quá trình xét tuyển đại học ít cạnh tranh hơn đối với sinh viên quốc tế, dẫn đến việc một số phụ huynh giàu có tìm cách "mua" cho cho con tấm hộ chiếu nước ngoài thông qua các chương trình đầu tư - nhập cư.


Các thí sinh trong một kỳ thi tuyển sinh đại học ở Trung Quốc. Ảnh: CNN

Điều này dẫn đến hiện tượng nhiều các sinh viên Trung Quốc mang mác "sinh viên quốc tế", nhưng thậm chí chưa bao giờ sống ở nước ngoài, hay thậm chí chưa bao giờ rời khỏi Trung Quốc.

Gaokao là một cuộc cạnh tranh học hành khốc liệt tại Trung Quốc, đặc biệt đối với các mục tiêu là các trường đại học hàng đầu. Cứ 2.000 thí sinh, Đại học Thanh Hoa (Tsinghua University) chỉ chọn một người. Trong khi đó, sinh viên quốc tế được đánh giá để vào trường dựa trên kết quả học trung học, một bài kiểm tra trình độ tiếng Trung, và trong một số trường hợp là phỏng vấn.

Nhân viên của phòng tư vấn ở Haichen, Thâm Quyến cho biết một số gia đình Trung Quốc đã "di cư" trên giấy tờ để lấy hộ chiếu nước ngoài cho con cái họ, nhưng không thực sự sống ở đất nước mới một ngày nào.

Anh cho biết: "Một số khách hàng của tôi chi ra khoảng 1 triệu tệ (khoảng 141.000 USD) để di cư đến Vanuatu (một quốc gia ở châu Đại dương), vì việc có tấm hộ chiếu đồng nghĩa với việc sau đó họ có thể mở một công ty nước ngoài, đi du lịch khắp thế giới mà không cần phải xin visa ở nhiều quốc gia. Tuy nhiên không nhiều người Trung Quốc muốn tới sống ở đó vì thời tiết nóng và kinh tế nơi đó kém phát triển".

Trước quyết định thắt chặt của Bộ Giáo dục, người tư vấn cho biết cô khuyến cáo phụ huynh giàu có nên hướng tới các nước châu Âu như Hy Lạp, Bulgari, Malta, nơi họ có thể sẽ thích sống tại đó. Tấm hộ chiếu của các nước này đắt hơn Vanuatu, nhưng chí ít thì cũng còn rẻ so với Mỹ hay các nước châu Âu phát triển khác.

Để giải quyết vấn đề này, Bộ giáo dục Trung Quốc hôm đầu tuần nói rằng các trường Đại học sẽ được yêu cầu kiểm tra thật nghiêm ngặt tư cách của các ứng viên quốc tế, từ đầu năm tới (2021).

Theo quy định này, sinh viên có ít nhất một phụ huynh người Trung Quốc và có quốc tịch nước ngoài khi sinh ra đều buộc phải sống ở nước đó từ 2 năm trở lên, trong 4 năm trước khi họ nộp đơn xin học đại học.

Với những người sinh ra ở Trung Quốc, sau đó di cư và có quốc tịch nước ngoài có thể nộp đơn theo học khi đã có hộ chiếu ít nhất 4 năm, và phải sống ở nước đó từ hơn 2 năm trở lên, trong 4 năm trước khi họ đăng ký chương trình đại học.

Mặc dù các quy định này được áp dụng từ 2009, tuy nhiên các chuyên gia giáo dục cho biết nhiều trường đại học không thực thi nghiêm khắc luật này vì muốn có thêm nhiều sinh viên nước ngoài theo học trường của họ để tăng nguồn học phí, cũng như nâng cao vị thế.

Yu Minhong, chủ tịch Tập đoàn Công nghệ và Giáo dục New Oriental ở Bắc Kinh, đồng thời là đại biểu Chính Hiệp Trung Quốc đã đưa ra vấn đề "nhập cư gaokao" để bàn về các kẽ hở liên quan đến điều này.

Wu Zunmin, một chuyên gia giáo dục tại Đại học Sư phạm Hoa Đông, Thượng Hải nhận định rằng chính quyền nên hành động sớm hơn, giúp hệ thống công bằng hơn, bởi nhiều cha mẹ Trung Quốc đã lợi dụng kẽ hở này để đưa con họ - "các công dân nước ngoài" được theo học tại các trường đại học hàng đầu, ngay cả khi con họ chỉ học tại các trường địa phương và có lực học kém xa những người khác.

VietBF @ Sưu Tầm
VIETBF Diễn Đàn Hay Nhất Của Người Việt Nam

HOT NEWS 24h

HOT 3 Days

NEWS 3 Days

HOT 7 Days

NEWS 7 Days

HOME

Breaking News

VietOversea

World News

Business News

Car News

Computer News

Game News

USA News

Mobile News

Music News

Movies News

History

Thơ Ca

Sport News

Stranger Stories

Comedy Stories

Cooking Chat

Nice Pictures

Fashion

School

Travelling

Funny Videos

Canada Tin Hay

USA Tin Hay

therealrtz
R10 Vô Địch Thiên Hạ
Release: 06-12-2020
Reputation: 233912


Profile:
Join Date: Nov 2014
Posts: 83,166
Last Update: None Rating: None
Attached Thumbnails
Click image for larger version

Name:	43.jpg
Views:	0
Size:	313.5 KB
ID:	1598444
therealrtz_is_offline
Thanks: 27
Thanked 6,436 Times in 5,730 Posts
Mentioned: 4 Post(s)
Tagged: 0 Thread(s)
Quoted: 26 Post(s)
Rep Power: 105 therealrtz Reputation Uy Tín Level 10therealrtz Reputation Uy Tín Level 10therealrtz Reputation Uy Tín Level 10therealrtz Reputation Uy Tín Level 10therealrtz Reputation Uy Tín Level 10therealrtz Reputation Uy Tín Level 10therealrtz Reputation Uy Tín Level 10
therealrtz Reputation Uy Tín Level 10therealrtz Reputation Uy Tín Level 10therealrtz Reputation Uy Tín Level 10therealrtz Reputation Uy Tín Level 10therealrtz Reputation Uy Tín Level 10therealrtz Reputation Uy Tín Level 10therealrtz Reputation Uy Tín Level 10therealrtz Reputation Uy Tín Level 10therealrtz Reputation Uy Tín Level 10therealrtz Reputation Uy Tín Level 10therealrtz Reputation Uy Tín Level 10therealrtz Reputation Uy Tín Level 10therealrtz Reputation Uy Tín Level 10therealrtz Reputation Uy Tín Level 10therealrtz Reputation Uy Tín Level 10therealrtz Reputation Uy Tín Level 10
 
User Tag List


Những Video hay hiện nay
Best Videos around the world today
Phim Bộ Videos PC6

 
iPad Tablet Menu

HOME

Breaking News

Society News

VietOversea

World News

Business News

Other News

History

Car News

Computer News

Game News

USA News

Mobile News

Music News

Movies News

Sport News

ZONE 1

ZONE 2

Phim Bộ

Phim Lẻ

Ca Nhạc

Thơ Ca

Help Me

Sport Live

Stranger Stories

Comedy Stories

Cooking Chat

Nice Pictures

Fashion

School

Travelling

Funny Videos

NEWS 24h

HOT 3 Days

NEWS 3 Days

HOT 7 Days

NEWS 7 Days

HOT 30 Days

NEWS 30 Days

Member News

Tin Sôi Nổi Nhất 24h Qua

Tin Sôi Nổi Nhất 3 Ngày Qua

Tin Sôi Nổi Nhất 7 Ngày Qua

Tin Sôi Nổi Nhất 14 Ngày Qua

Tin Sôi Nổi Nhất 30 Ngày Qua
Diễn Đàn Người Việt Hải Ngoại. Tự do ngôn luận, an toàn và uy tín. Vì một tương lai tươi đẹp cho các thế hệ Việt Nam hãy ghé thăm chúng tôi, hãy tâm sự với chúng tôi mỗi ngày, mỗi giờ và mỗi giây phút có thể. VietBF.Com Xin cám ơn các bạn, chúc tất cả các bạn vui vẻ và gặp nhiều may mắn.
Welcome to Vietnamese American Community, Vietnamese European, Canadian, Australian Forum, Vietnamese Overseas Forum. Freedom of speech, safety and prestige. For a beautiful future for Vietnamese generations, please visit us, talk to us every day, every hour and every moment possible. VietBF.Com Thank you all and good luck.


All times are GMT. The time now is 00:08.
VietBF - Vietnamese Best Forum Copyright ©2006 - 2024
User Alert System provided by Advanced User Tagging (Pro) - vBulletin Mods & Addons Copyright © 2024 DragonByte Technologies Ltd.
Log Out Unregistered

Page generated in 0.05544 seconds with 12 queries