Phong trào biểu tình George Floyd: Điểm khác biệt chưa từng có - VietBF
 
 
 

HOME

24h

DEM

GOP

Phim Bộ

Online

Clips

Breaking
News Library Technology Giải Trí Portals Tin Sốt Home

Go Back   VietBF > World Box| Thế Giới > World News|Tin Thế Giới > World News |Tin Thế Giới 2019-2021


 
 
Thread Tools
  #1  
Old  Default Phong trào biểu tình George Floyd: Điểm khác biệt chưa từng có
Hiện nay làn sóng biểu tình phản đối cái chết của George Floyd và nạn phân biệt chủng tộc đã lan ra khắp nước Mỹ và nhiều nước khác. Phong trào biểu tình này có nhiều điểm khác biệt so với những phong trào trước.
Kể từ khi người dân trên khắp nước Mỹ bắt đầu đổ ra đường phản đối cái chết của George Floyd, Dakota Patton đều lái xe hai giờ đồng hồ mỗi ngày đến biểu tình trước tòa thị chính bang Colorado.

Anh đã từ bỏ việc làm ca sĩ để chuyển sang giao thức ăn và sơn nhà thuê. Dù rất mệt mỏi, anh vẫn muốn tham gia biểu tình.

"Đây là vấn đề lớn hơn. Tôi không lo lắng về bất cứ điều gì khác. Tôi muốn ở đây và cảm thấy cần phải ở đây", anh nói với New York Times.

Tính tới ngày 8/6, cuộc biểu tình phản đối cái chết của George Floyd đã kéo dài được hai tuần. Người dân đổ ra đường đòi công lý cho người đàn ông da đen 46 tuổi bị cảnh sát người da trắng ghì cổ chết hôm 25/5. Làn sóng phản đối đã lan ra khắp thế giới với quy mô chưa từng có trong vài thập kỷ qua, và vẫn chưa có dấu hiệu kết thúc.



Người dân tụ tập ở nơi George Floyd bị cảnh sát ghì cổ chết tại thành phố Minneapolis. Ảnh: New York Times.Nghỉ việc để đi biểu tình
Người dân ở hơn 150 thành phố ở Mỹ đã hủy lịch trình cuối tuần, hoãn họp, nghỉ làm và thuê người trông con cái để xuống đường tuần hành. Do ảnh hưởng của dịch Covid-19, nhiều người mất việc, không thể đến trường, giờ đây họ có rất nhiều thời gian rảnh để biểu tình.

"Nơi này giờ thành nhà của tôi rồi", Rebecca Agwu, 19 tuổi, nói. Cô dành 5 ngày qua để đi biểu tình ở Denver, và nguyên buổi chiều gần tòa thị chính để trò chuyện với những người biểu tình khác bị mất việc do Covid-19.

Hôm 7/6, sức mạnh của làn sóng biểu tình đã khiến các chính quyền địa phương ở Mỹ tuyên bố sẽ kiềm chế lực lượng hành pháp.

Thị trưởng thành phố New York Bill de Blasio cam kết sẽ giảm ngân sách cho sở cảnh sát và chi tiêu nhiều hơn các dịch vụ công. Tại Minneapolis, nơi diễn ra vụ việc của George Floyd, Hội đồng Thành phố công khai cam kết sẽ thiết lập lại hệ thống bảo an và lực lượng hành pháp.

Ông de Blasio cũng gỡ bỏ lệnh giới nghiêm được áp dụng từ tuần trước. Hôm 7/6, Tổng thống Donald Trump ra lệnh cho Vệ binh Quốc gia bắt đầu rút khỏi Washington.

Vừa qua tại Washington, cuộc biểu tình đã nhận được sự ủng hộ lớn của người dân. "Nếu tôi trở thành nạn nhân tiếp theo và hiện tượng trên mạng xã hội, hy vọng mọi người cũng sẽ xuống đường vì tôi", Andrew Jackson, viên chức 25 tuổi tham gia biểu tình ở Washington, nói.

Jackson đã tạm nghỉ việc để đi biểu tình, vì anh từng bị cảnh sát lạm dụng quyền lực với mình. Một sĩ quan từng chĩa súng vào đầu anh, và con trai người hàng xóm của anh đã bị cảnh sát bắn chết, anh cho biết.

"Tôi sẽ tiếp tục xuống đường trong những ngày sắp tới", Jackson nói.



Đám đông người biểu tình tại Los Angeles hôm 3/6. Ảnh: New York Times.Làn sóng phẫn nộ không dễ xoa dịu
Làn sóng biểu tình đang lan rộng không chỉ vì cái chết của George Floyd mà còn phản đối nạn phân biệt chủng tộc tại Mỹ. Các quan chức nhận định không thể đơn giản xoa dịu người dân bằng cách buộc tội các sĩ quan cảnh sát liên quan.

Tại Minneapolis, các nhà hoạt động tin rằng làn sóng biểu tình sẽ không chấm dứt nếu Derek Chauvin - viên cảnh sát ghì cổ Floyd - cùng 3 sĩ quan khác có mặt tại hiện trường, bị buộc tội.

"Tôi đã tham gia biểu tình ngay từ những ngày đầu. Và tôi dự định vẫn sẽ tiếp tục cho tới khi hệ thống hành pháp này thực sự thay đổi", Raeisha Williams, người biểu tình ở trung tâm thành phố Minneapolis, nói. Cô đã đưa con nhỏ mới tập đi của mình đi cùng.

Người dân trên khắp thế giới - từ Australia, Anh, Pháp, Đức và nhiều quốc gia khác - bất chấp thời tiết khắc nghiệt và quy định cách ly xã hội để xuống đường thể hiện sự ủng hộ người biểu tình ở Mỹ.

Các nhà hoạt động và học giả nghiên cứu nhiều cuộc biểu tình với lý do tương tự cho rằng tình trạng bất bình đẳng về kinh tế và phân biệt chủng tộc có thể khiến phong trào nay kéo dài lâu hơn.

"Đã từng có sự thay đổi, gột rửa, rồi vẫn là vòng lặp đó, một kịch bản chuẩn. Đầu tiên là triệu tập một ủy ban, tổ chức điều trần, để người dân trút giận và kiểm chứng, rồi một vài nhà lập pháp phát biểu rằng 'đây là sự sửa đổi'. Kết quả là gì? Nhìn xem chúng tôi đang đứng ở đâu?", Jody David Armor, giáo sư luật tại Đại học Nam California, nói.



Nekima Levy Armstrong (giữa) tại cuộc biểu tình ở St. Paul. Ảnh: AP.
Nekima Levy Armstrong, người tổ chức biểu tình ở Minneapolis, từng là phó giáo sư luật tại Đại học St. Thomas. Tuy nhiên, bà đã nghỉ việc vào năm 2016 để có thể cống hiến hết mình cho phong trào dân quyền và biểu tình. Bà từng chạy đua cho chức thị trưởng nhưng không thành công.

"Cả cuộc đời tôi đã thay đổi kể từ khi tôi xuống đường biểu tình", bà nói.

Hôm 4/6, không lâu sau khi 4 sĩ quan cảnh sát trong vụ việc của Floyd bị buộc tội, bà Armstrong cùng với 500 người khác đi biểu tình với bảng hiệu trên tay. Bà cho rằng nếu vụ án này do bồi thẩm đoàn người da trắng xét xử, các bị cáo có thể được tha bổng.

"Chúng tôi phải tiếp tục cảnh giác. Chúng tôi không thể ngừng lại vào lúc này. Chúng tôi phải tiếp tục tuần hành, tiếp tục biểu tình, tiếp tục nói lên sự thật, tiếp tục phản đối", bà nói.

Vợ của chỉ huy đơn vị cảnh sát phụ trách 4 sĩ quan nói trên cũng trở thành mục tiêu của người dân. Đài truyền hình nơi người phụ nữ này làm việc cũng có rất đông người biểu tình tập trung.

Bất bình vì nhiều lý do
Các bên tổ chức biểu tình nhận định cuộc biểu tình hiện nay có thể sẽ hạ nhiệt. Tuy nhiên, họ cho rằng phong trào này có thể sẽ sản sinh ra thế hệ các nhà hoạt động xã hội với mức độ phẫn nộ lớn hơn vì nhiều lý do: Cảnh sát giết người da đen, bất bình đẳng kinh tế trong bối cảnh 13% người Mỹ thất nghiệp, và chính sách không hiệu quả trước đại dịch khiến hơn 100.000 người Mỹ tử vong vì Covid-19.



Người biểu tình giơ cao biểu ngữ phản đối nạn phân biệt chủng tộc tại New York hôm 6/6. Ảnh: AFP.
"Nước Mỹ đang chứng kiến sự bất công len lỏi trong mọi ngóc ngách của đời sống. Trường học đóng cửa, học sinh chịu áp lực và gánh nợ nần. Điều này như sự kết hợp với nỗi đau từ cái chết của Floyd", Wes Moore nói. Anh là tác giả cuốn sách về Freddie Gray - người đàn ông da đen 25 tuổi từng bị cảnh sát Mỹ làm bị thương và sau đó tử vong năm 2015.

Tại South Florida, phía tổ chức biểu tình cho biết họ đang cố gắng "giữ nhiệt" của phong trào hiện nay bằng việc tuyển thêm tình nguyện viên, tổ chức tập huấn và đảm bảo mọi người có phương tiện di chuyển đến địa điểm biểu tình.

"Trước đây, chúng tôi từng chứng kiến các cuộc biểu tình bị giảm nhiệt, nhưng bây giờ mọi người đang muốn học cách tổ chức biểu tình. Tôi thấy có sự thay đổi ở đây", Tifanny Burks, thành viên của tổ chức Black Lives Matter tại quận Broward, nói.

Valerie Rivera, người có con trai bị cảnh sát giết chết vào năm 2017, cho biết bà rất vui khi mọi người tham gia cùng mình. "Chúng tôi đã luôn chờ đợi ngày này để mọi người có thể cùng xuống đường biểu tình", bà nói với New York Times.

VietBF@ sưu tầm.
VIETBF Diễn Đàn Hay Nhất Của Người Việt Nam

HOT NEWS 24h

HOT 3 Days

NEWS 3 Days

HOT 7 Days

NEWS 7 Days

HOME

Breaking News

VietOversea

World News

Business News

Car News

Computer News

Game News

USA News

Mobile News

Music News

Movies News

History

Thơ Ca

Sport News

Stranger Stories

Comedy Stories

Cooking Chat

Nice Pictures

Fashion

School

Travelling

Funny Videos

Canada Tin Hay

USA Tin Hay

pizza
R10 Vô Địch Thiên Hạ
Release: 06-08-2020
Reputation: 236789


Profile:
Join Date: Sep 2014
Posts: 99,869
Last Update: None Rating: None
Attached Thumbnails
Click image for larger version

Name:	451.jpg
Views:	0
Size:	234.5 KB
ID:	1596058 Click image for larger version

Name:	452.jpg
Views:	0
Size:	265.4 KB
ID:	1596059 Click image for larger version

Name:	453.jpg
Views:	0
Size:	315.5 KB
ID:	1596060 Click image for larger version

Name:	454.jpg
Views:	0
Size:	207.7 KB
ID:	1596061
pizza is_online_now
Thanks: 7
Thanked 7,933 Times in 7,057 Posts
Mentioned: 6 Post(s)
Tagged: 0 Thread(s)
Quoted: 41 Post(s)
Rep Power: 121 pizza Reputation Uy Tín Level 10pizza Reputation Uy Tín Level 10pizza Reputation Uy Tín Level 10pizza Reputation Uy Tín Level 10pizza Reputation Uy Tín Level 10pizza Reputation Uy Tín Level 10pizza Reputation Uy Tín Level 10
pizza Reputation Uy Tín Level 10pizza Reputation Uy Tín Level 10pizza Reputation Uy Tín Level 10pizza Reputation Uy Tín Level 10pizza Reputation Uy Tín Level 10pizza Reputation Uy Tín Level 10pizza Reputation Uy Tín Level 10pizza Reputation Uy Tín Level 10pizza Reputation Uy Tín Level 10pizza Reputation Uy Tín Level 10pizza Reputation Uy Tín Level 10pizza Reputation Uy Tín Level 10pizza Reputation Uy Tín Level 10pizza Reputation Uy Tín Level 10pizza Reputation Uy Tín Level 10pizza Reputation Uy Tín Level 10pizza Reputation Uy Tín Level 10pizza Reputation Uy Tín Level 10pizza Reputation Uy Tín Level 10pizza Reputation Uy Tín Level 10pizza Reputation Uy Tín Level 10
Old 06-09-2020   #2
Just
R4 Cao Thủ Võ Lâm
 
Join Date: Jan 2009
Posts: 845
Thanks: 107
Thanked 574 Times in 240 Posts
Mentioned: 6 Post(s)
Tagged: 0 Thread(s)
Quoted: 110 Post(s)
Rep Power: 17
Just Reputation Uy Tín Level 6
Just Reputation Uy Tín Level 6Just Reputation Uy Tín Level 6Just Reputation Uy Tín Level 6Just Reputation Uy Tín Level 6Just Reputation Uy Tín Level 6Just Reputation Uy Tín Level 6Just Reputation Uy Tín Level 6Just Reputation Uy Tín Level 6Just Reputation Uy Tín Level 6Just Reputation Uy Tín Level 6Just Reputation Uy Tín Level 6
Default

Rồi có cần ăn không? Nghỉ làm đi biểu tình thì lấy gì ăn? Trợ cấp, special donkey technique.
Just_is_offline  
 
User Tag List


Phim Bộ Videos PC3

 
iPad Tablet Menu

HOME

Breaking News

Society News

VietOversea

World News

Business News

Other News

History

Car News

Computer News

Game News

USA News

Mobile News

Music News

Movies News

Sport News

DEM

GOP

Phim Bộ

Phim Lẻ

Ca Nhạc

Thơ Ca

Help Me

Sport Live

Stranger Stories

Comedy Stories

Cooking Chat

Nice Pictures

Fashion

School

Travelling

Funny Videos

NEWS 24h

HOT 3 Days

NEWS 3 Days

HOT 7 Days

NEWS 7 Days

HOT 30 Days

NEWS 30 Days

Member News

Tin Sôi Nổi Nhất 24h Qua

Tin Sôi Nổi Nhất 3 Ngày Qua

Tin Sôi Nổi Nhất 7 Ngày Qua

Tin Sôi Nổi Nhất 14 Ngày Qua

Tin Sôi Nổi Nhất 30 Ngày Qua
Diễn Đàn Người Việt Hải Ngoại. Tự do ngôn luận, an toàn và uy tín. Vì một tương lai tươi đẹp cho các thế hệ Việt Nam hãy ghé thăm chúng tôi, hãy tâm sự với chúng tôi mỗi ngày, mỗi giờ và mỗi giây phút có thể. VietBF.Com Xin cám ơn các bạn, chúc tất cả các bạn vui vẻ và gặp nhiều may mắn.
Welcome to Vietnamese American Community, Vietnamese European, Canadian, Australian Forum, Vietnamese Overseas Forum. Freedom of speech, safety and prestige. For a beautiful future for Vietnamese generations, please visit us, talk to us every day, every hour and every moment possible. VietBF.Com Thank you all and good luck.


All times are GMT. The time now is 23:07.
VietBF - Vietnamese Best Forum Copyright ©2006 - 2025
User Alert System provided by Advanced User Tagging (Pro) - vBulletin Mods & Addons Copyright © 2025 DragonByte Technologies Ltd.
Log Out Unregistered

Page generated in 0.09185 seconds with 12 queries
Loading...