Hiện Mỹ là cái nôi của các đại gia dược lớn nhất thế giới, nhưng Trung Quốc đang chứng tỏ muốn soán ngôi khi đổ tiền cho tham vọng tiên phong trong cuộc đua ngăn ngừa Covid-19.
Hai quốc gia đang so kè quyết liệt trong cuộc chạy đua toàn cầu về phát triển vaccine. Hôm 2/6, chính quyền Tổng thống Donald Trump chọn 5 hăng dược lớn chuẩn bị cho triển vọng phân phối 200 triệu liều vaccine tính đến đầu năm sau.
Mỹ thậm chí bắt đầu công đoạn sản xuất trước khi biết chắc liệu vaccine có tác dụng trên người hay không.
Trung Quốc hứa hẹn sản xuất vaccine sớm nhất vào tháng 9, ngay cả khi chưa hoàn thành thử nghiệm lâm sàng.
Chính phủ, quân đội và một số công ty vốn đầu tư nhà nước Trung Quốc đă cam kết bỏ ra hàng trăm triệu đô la nhằm xoá bỏ các rào cản pháp lư, đẩy nhanh quá tŕnh phát triển vaccine. Theo Tổ chức Y tế Thế giới (WHO), nước này sở hữu 5 trong 10 vaccine tiềm năng.
Chuyên viên điều chế vaccine trong một pḥng thí nghiệm của Sinovac Biotech ngày 29/4. Ảnh: AFP
Hai loại thuộc về Tập đoàn Quốc gia Biotec (CNBG). Đơn vị đă rót hơn 5 tỷ nhân dân tệ (703 triệu USD) để nghiên cứu loại vaccine mới. Trong khi đó, Viện Quân Y, trực thuộc Viện Hàn lâm Trung Quốc, đă tiến hành thử nghiệm giai đoạn ba tại Canada sau khi được chấp thuận vào tháng trước.
T́m ra vaccine an toàn và hiệu quả ngừa Covid-19 đang được ví với cuộc chạy đua vào không gian ở thập niên 1960. Trung Quốc coi chiến thắng là bản tuyên ngôn mạnh mẽ và đầy tham vọng về năng lực, công nghệ y khoa quốc gia, đồng thời làm chệch hướng chỉ trích của dư luận đối với nước này kể từ khi dịch bệnh bùng phát.
Một cách thực tế hơn, thành công trong vaccine sẽ giúp Bắc Kinh xây dựng lại niềm tin của công chúng và khôi phục nền kinh tế sớm trong khi toàn cầu c̣n gặp khủng hoảng.
"Cần có vaccine càng sớm càng tốt. Đây là yếu tố tiềm năng để lật ngược thế cờ, tác động đến cán cân chính trị", Yanzhong Huang, cố vấn cao cấp về sức khoẻ cộng đồng tại Hội đồng Quan hệ Đối ngoại ở New York, nhận định.
Tháng trước, trong buổi trao đổi với WHO, Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận B́nh cho biết nếu phát triển vaccine thành công, nước này sẽ chia sẻ thành quả với thế giới. Ông không cung cấp thêm thông tin cụ thể, nhưng các chuyên gia đầu ngành hy vọng tất cả các quốc gia sẽ ưu tiên tiêm pḥng cho công dân của họ.
Tiến sĩ Anthony Fauci, Viện trưởng Viện Dị ứng và Bệnh truyền nhiễm Quốc gia Mỹ, hy vọng Trung Quốc sẽ để người dân sử dụng chính sản phẩm của nước ḿnh. Ông từ chối b́nh luận về việc liệu Mỹ có nhập khẩu vaccine Trung Quốc điều chế hay không, cho biết hiện c̣n quá sớm để kết luận nước nào sẽ dẫn đầu trong cuộc đua.
Cả hai quốc gia đều đặt mục tiêu hoàn thành vaccine cuối năm nay. Hôm 4/6, Thủ tướng Trung Quốc Lư Khắc Cường thông báo chính phủ và các tập đoàn tư nhân dự kiến đầu tư hơn 10 tỷ nhân dân tệ (hơn 1,4 tỷ USD) vào việc xét nghiệm, điều trị Covid-19 cũng như phát triển vaccine, bổ sung thêm 4 tỷ nhân dân tệ so với trước đó.
Cuộc đua đang tiến đến giai đoạn nước rút. Các nhà nghiên cứu tại Viện Quân y, hợp tác với công ty công nghệ sinh học CanSino Biologics có trụ sở Thiên Tân, là đơn vị đầu tiên công bố kết quả thử nghiệm giai đoạn một (đă được b́nh xét) trên tạp chí y khoa Lancet. Công bố này được thực hiện chỉ vài ngày sau khi hăng dược Moderna, Mỹ, có động thái tương tự. Tuy nhiên, thử nghiệm của Moderna chưa được b́nh duyệt.
Tiến độ nhanh chóng từ CanSino có sự hậu thuẫn mạnh mẽ của Bắc Kinh. Nhà khoa học đứng đầu công tŕnh là Chen Wei, 54 tuổi, Thiếu tướng Quân đội Giải phóng Nhân dân. Bà cũng là một trong những người đầu tiên t́nh nguyện tiêm thử vaccine.
Khác với Mỹ, Trung Quốc không thử sức với những công nghệ điều chế tiên tiến như sử dụng RNA thông tin. Các nhà khoa học đại lục phát triển loại vaccine truyền thống, dựa trên virus bất hoạt được nuôi cấy và làm giảm độc lực. Đây là h́nh thức tiêm chủng cổ điển và phổ biến, từng dùng để chống lại bệnh cúm thông thường, viêm gan A, bại liệt và bệnh dại. Nó được đánh giá là phức tạp và tốn nhiều chi phí hơn.
Thử nghiệm giai đoạn hai diễn ra trong tháng 4 trên 2.000 t́nh nguyện viên. Công ty chưa tiết lộ địa điểm thực hiện các bước tiếp theo. Trong hai giai đoạn đầu, các chuyên gia chủ yếu đánh giá độ an toàn của sản phẩm.
Hăng dược Sinovac Biotech cũng ráo riết tham gia cuộc đua, dù chậm hơn một số đối thủ. Các nghiên cứu trước đó tiến hành tại tỉnh Giang Tô.
Nhiều chuyên gia cho rằng khả năng Trung Quốc sẽ phát triển thành công vaccine trước Mỹ và các quốc gia khác. Tuy nhiên, mức độ tiếp nhận của thị trường toàn cầu là câu chuyện khác. Năm 2017, nước này điều chế thành công và được phê duyệt vaccine Ebola, tuy nhiên sản phẩm chưa bao giờ đến tay người dùng quốc tế. Tới năm 2019, Mỹ, châu Âu và WHO chính thức cấp phép vaccine của công ty công nghệ sinh học Merck.
Sau hàng loạt bê bối, Trung Quốc phải đối mặt với sự nghi ngờ về chất lượng cũng như độ an toàn của sản phẩm. Năm 2018, Sinopharm, công ty mẹ của CNBG, đă hứng chỉ trích v́ phân phối loại vaccine không đạt tiêu chuẩn dành cho trẻ sơ sinh.
Dù có trở thành quốc gia đầu tiên t́m ra phương pháp ngăn ngừa Covid-19 hay không, Trung Quốc vẫn đóng vai tṛ quan trọng trong việc phân phối. Đây là một trong những nước có năng lực sản xuất lớn nhất thế giới, lên tới hàng trăm triệu liều mỗi năm. Năm 2019, CNBG điều chế thành công vaccine viêm năo Nhật Bản, được WHO chấp thuận phân phối toàn cầu.
VietBF@sưu tập