Thị trưởng Minneapolis Jacob Frey khi đến bên cạnh quan tài của George Floyd trong tang lễ ở thành phố này đă quỳ xuống và khóc nức nở.
Thị trưởng Minneapolis Jacob Frey hôm 4/6 cùng nhiều quan chức tới dự tang lễ của George Floyd, người đàn ông da màu chết sau khi bị cảnh sát khống chế, tại nhà nguyện Đại học North Central, bang Minnesota. Ông quỳ một chân bên quan tài, bật khóc nức nở và run lên bần bật.
Khoảnh khắc xúc động diễn ra vài phút trước tang lễ của Floyd với sự có mặt của hàng trăm người. Nhà hoạt động Al Sharpton đọc điếu văn và kêu gọi người da màu hăy yêu cầu cảnh sát "bỏ đầu gối của các anh ra khỏi gáy chúng tôi".
Thị trưởng Frey quỳ khóc bên quan tài của George trong tang lễ hôm 4/6. Video: New York Post.
Đây là tang lễ đầu tiên trong loạt tang lễ được tổ chức tại ba thành phố ở ba bang trong 6 ngày gồm Minnesota, Bắc Carolina và Texas. Các chính trị gia khác tham dự tang lễ gồm hai thượng nghị sĩ, ba hạ nghị sĩ, thống đốc Minnesota và thị trưởng St. Paul.
Các cuộc biểu t́nh sau cái chết của Floyd khởi phát từ thành phố Minneapolis, hiện lan toàn bộ 50 bang của nước Mỹ. Biểu t́nh vẫn tiếp tục diễn ra trên khắp nước Mỹ trong ngày 4/6 nhưng đa phần ôn ḥa thay v́ xuất hiện hành động trộm cắp, cướp phá như trước đó.
Derek Chauvin, 44 tuổi, người trực tiếp gh́ lên gáy Floyd, đă bị sa thải và bị buộc tội giết người cấp độ hai. H́nh phạt cho giết người cấp độ hai có thể lên tới 40 năm tù. Ba đồng nghiệp của Chauvin bị truy tố tội hỗ trợ và tiếp tay cho giết người cấp độ hai, hỗ trợ và tiếp tay cho ngộ sát. Cả 4 người đối mặt án tù tối đa 40 năm.
Để bảo vệ cho tội danh giết người cấp độ hai, các công tố viên không cần thiết phải cho thấy hành vi giết người đă được tính toán trước. Nhưng họ cần chứng minh rằng viên cảnh sát đă gây ra cái chết bằng hành động "có chủ đích giết người", theo luật Minnesota.
Người dân nhiều nước như Anh, Đức, Canada và Brazil, Australia cũng xuống đường đ̣i công lư cho người da màu và lên án những hành vi bạo lực quá mức của cảnh sát với cộng đồng này.
VietBF@sưu tập