Cả châu Âu và Mỹ đều đang phải đối phó với biểu t́nh, sau Covid-19. Cảnh tượng người biểu t́nh tràn ngập đường phố đă gây ra cảm giác khủng hoảng tại Mỹ sau nhiều tuần bị phong tỏa do đại dịch Covid-19.
Hôm 31/5 (giờ địa phương), Mỹ đă áp đặt lệnh giới nghiêm tại một số thành phố lớn khi những người biểu t́nh xuống đường bày tỏ sự tức giận sau vụ cảnh sát da trắng gây ra cái chết của 1 người đàn ông da màu ở Minneapolis hồi tuần trước. Không chỉ tại Mỹ, các cuộc biểu t́nh cũng lan sang châu Âu nhằm phản đối t́nh trạng phân biệt chủng tộc tại Mỹ.
Biểu t́nh ở Mỹ. Ảnh: NY Times.
Từ Los Angeles, Miami đến Chicago, những người biểu t́nh hô vang “Tôi không thể thở được”, những lời nói trước khi chết của George Floyd, khi anh bị một cảnh sát da trắng gh́ chết.
Cảnh tượng người biểu t́nh tràn ngập đường phố đă gây ra cảm giác khủng hoảng tại Mỹ sau nhiều tuần bị phong tỏa do đại dịch Covid-19 khiến hàng triệu người mất việc làm.
Lực lượng Vệ binh quốc gia bang Minnesota đă được đặt vào t́nh trạng báo động lần đầu tiên kể từ Thế chiến thứ 2 sau 4 đêm xảy ra t́nh trạng đốt phá, cướp bóc ở các khu vực thuộc Minneapolis, thành phố lớn nhất bang và thủ phủ Saint Paul cạnh đó. Thống đốc bang Minnesota, Tim Walz cho rằng, việc triển khai là cần thiết bởi v́ những kẻ kích động bên ngoài đang lợi dụng các cuộc biểu t́nh về cái chết của George Floyd để gieo rắc hỗn loạn.
"Chúng ta cần phải thấy được, t́nh h́nh ở Minneapolis không c̣n là về vụ giết George Floyd nữa. Đó là các vụ tấn công xă hội dân sự, gieo rắc nỗi sợ hăi và phá vỡ các thành phố lớn của chúng ta."
Trong bối cảnh nhiều cuộc biểu t́nh phản đối phân biệt chủng tộc với quy mô khác nhau đă nổ ra trên khắp nước Mỹ từ ngày 29/5, một loạt thành phố lớn gồm Atlanta, Los Angeles, Philadelphia, Denver... đă ban bố lệnh giới nghiêm để ngăn chặn nguy cơ bạo lực có thể xảy ra.
Ngoài ra, để đảm bảo an ninh trật tự, hôm qua, lực lượng Vệ binh quốc gia đă được tăng cường tại nhiều thành phố lớn tại Mỹ. Theo đó, khoảng 5.000 thành viên lực lượng Vệ binh quốc gia đă được triển khai tại 15 tiểu bang, gồm cả thủ đô Washington và khoảng 2.000 binh sĩ đang trong t́nh trạng sẵn sàng trực chiến. Cảnh sát đă sử dụng đạn cao su và hơi cay để giải tán đám đông tại các thành phố. Trong một số trường hợp, nhiều người qua đường và một số nhà báo, thành viên tổ chức truyền thông cũng đă bị tấn công. Tính từ ngày 28/5 đến nay, cảnh sát đă bắt giữ hơn 2.500 người biểu t́nh ở 22 thành phố.
Cùng ngày, làn sóng biểu t́nh cũng đă lan sang bên kia Đại Tây Dương khi hàng trăm người tuần hành tại London (Anh) và Berlin (Đức) nhằm phản đối t́nh trạng phân biệt chủng tộc tại Mỹ.
Ở London, người biểu t́nh bắt đầu tuần hành từ Quảng trường Trafalgar kết thúc trước trụ sở Đại sứ quán Mỹ. Một người biểu t́nh nói:
“Mọi thứ cần phải thay đổi. Và chúng tôi đang bắt đầu phản đối theo cách này Đây là những bước đi nhỏ để có sự thay đổi lớn đối với t́nh trạng phân biệt chủng tộc”.
Dù chưa rơ cuộc biểu t́nh ở Anh có xuất hiện mức độ bạo lực như ở Mỹ hay không, cảnh sát London cho biết đă bắt giữ ít nhất 5 người với cáo buộc vi phạm lệnh phong toả toàn quốc ngăn ngừa Covid-19 và tấn công người thi hành công vụ. Nước này đến nay vẫn chưa dỡ lệnh phong toả v́ lo ngại dịch tái bùng phát.
Cuộc biểu t́nh ở thủ đô Berlin của Đức cũng diễn ra tương tự với hàng trăm người biểu t́nh tụ tập bên ngoài trụ sở Đại sứ quán Mỹ. Cảnh sát Đức đến nay chưa bắt giữ ai trong số những người tham gia.